Mô hình SCOR là gì? Vai trò và các cấp độ của mô hình SCOR

0
SHARES
1.1k
VIEWS

Bạn đã gbao giờ nghe đến mô hình SCOR chưa ? Đây là một mô hình quan trọng trong chuỗi cung ứng giúp cho bạn có thể đo lường được các hoạt động và yêu cầu chức năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con cùng các hoạt động của chuỗi cung úng. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn hiểu hơn về mô hình SCOR vai trò và các cấp độ của mô hình này.

mô hình scor


MÔ HÌNH SCOR LÀ GÌ ?

Mô hình SCOR được viết tắt bởi cụm từ Supply Chain Operation Reference dịch sang tiếng anh là một mô hình tham chiếu hoạt động của chuỗi cung ứng. Mô hình này có cung cấp cấu trúc nền tảng và thuật ngữ chuẩn giúp cho các tổ chức/ doanh nghiệp thống nhất công cụ quản lý và tái thiết kế quy trình kinh doanh cũng như so sánh và phân tích thực hành.

Mô hình SCOR còn là một công cụ giúp quản lý được sử dụng để giải quyết cũng như cải tiến các quyết định quản lý chuỗi cung ứng SCM trong một công ty và với các nhà cung cấp cũng như khách hàng của một công ty.

NGUỒN GỐC PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SCOR

Có thể nói mô hình SCOR đã được nhen nhóm và phát triển từ những năm 90 của thế kỉ 20. Khi mà thị trường kinh tế bước qua thời kì phát triển mạnh hơn trước đó. Các quốc gia đã đẩy mạnh làm ăn buôn bán với các quốc gia khác không chỉ giới hạn nội bộ trong nước. Trước khi các nỗ lực cải thiện quy trình hoạt động đều sẽ tập trung vào việc cải thiện quy trình nội bộ. Tuy nhiên công nghệ ra đời đi kèm với xu thế thuê ngoài, gia công tạo thành chuỗi cung ứng đã yêu cầu chuỗi cưng ứng phát triển ra ngoài nội bộ quốc gia.

mô hình scor

MÔ HÌNH SCOR HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?

Mô hình SCOR hoạt động dựa vào việc sử dụng mô hình thống kê tuyến tính. Chúng hoạt động bằng cách so sánh các kết quả đánh giá của các cuộc kiểm tra với các tỷ lệ tài chính của năm trước đó. Mô hình SCOR có xác định một tỷ lệ tài chính gần với két quả đánh giá kiểm tra để đưa ra dự báo trong tương lai.

SCOR sử dụng tiến trình phân tích theo mô hình bậc thang để loại trừ các tỷ lệ mà mối quan hệ của nó với đánh giá xếp loại của kiểm tra không nhất quán (có nghĩa là, các tỷ lệ này không có ý nghĩa quan trọng về thống kê).


VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH SCOR

Mô hình SCOR có được nhiều doanh nghiệp áp dụng và thu được nhiều lợi ích nhất là những doanh nghiệp hướng xuất khẩu. Mô hình SCOR có một số vai trò như sau:

Mô hình SCOR áp dụng có đưa ra các cách thực hành tốt nhất kèm với thước đo hiệu quả hoạt động cho các yêu cầu chức năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi

Nhờ có mô hình SCOR sẽ giúp cho các công ty thống nhất được nhiều công cụ quả lý nhằm tái thiết quy trình kinh doanh và lập chuẩn so sánh và phân tích thực hành một cách tốt nhất.

Supply Chain Operation Reference

Nhờ việc sử dụng mô hình SCOR mà các công ty có thể hiểu được cấu trúc và hiệu quả hoạt động của công ty mình. Công ty có thể so sánh cấu trúc của mình so với công ty khác phát triển những cải tiến dựa trên những thực hành tốt nhất, thiết kế chuỗi cung ứng tương lai cho công ty hiệu quả.


THÀNH PHẦN CỦA MÔ HÌNH SCOR

Để có thể tạo nên một mô hình SCOR tổng thể thì sẽ được tạo nên từ 4 nền tảng chính đó chính là

  • Ma trận đo lường hiệu quả (performance Metrics)
  • Ma trận quy trình (Process Metrics)
  • Ma trận thực hành (Practices Metrics)
  • Nhân tài Chuỗi Cung ứng (People Metrics)

Cụ thể về những thành phần này sẽ được chúng tôi chia sẻ bên dưới đây:

Ma trận đo lường hiệu quả (performance Metrics)

Mô hình ma trận này được tạo nên nhằm đo lường tập trung vào 2 loại yếu tố chính là hiệu suất và ma trận.

Thuộc tính hiệu suất

Mô hình SCOR hiện nay có bao gồm 5 thuộc tính hiệu suất. Đây là thuộc tính đo lường khó và được sử dụng để thể hiện một chiến lược.

  • Độ phản hồi: Đây là tốc độ thực hiện công việc cũng như tốc độ trong chuỗi cung ứng nhằm cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
  • Độ tin cậy: Đây là một khả năng thực hiện công việc đề ra vượt ngoài mong đợi. Một số số như độ đún giờ, đúng số lượng và chất lượng.
  • Khả năng thích ứng ngay: Đây có thể nói là một khả năng đáp ứng nhanh với những thay đổi của môi trường nhằm duy trì khả năng dẫn đầu thị trường.
  • Chi phí: Là một trong những thuộc tính quan trọng của mô hình SCOR. Bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí nhân công và các chi phí khác.
  • Hiệu quả quản lý tài sản (Asset Management Efficiency): là chiến lược quản lý tài sản trong chuỗi cung ứng bao gồm giảm hàng tồn kho và tìm nguồn cung ứng trong nội bộ so với thuê ngoài

Ma trận

Ma trận chính là tiêu chuẩn thứ 2 cho việc đo lường hoạt động và quy trình của chuỗi cung ứng. Đây là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá tổng thể sức khỏe của chuỗi cung ứng bao gồm có 3 cấp độ khác nhau.

Ma trận quy trình (Process Metrics)

Ma trận quy trình này có tham chiếu hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm các quy trình quản lý chính như việc lập kế hoạch – tìm nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối, trả hàng, hỗ trợ.

MÔ HÌNH SCOR

Ma trận thực hành (Practices Metrics)

Việc thực hành chính là một trong những cách duy nhất để có thể xác định được các cách thức thực hiện một hoặc tập hợp các quy trình.

Tất cả các ma trận thực hành đều có liên kết đến một hoặc nhiều quy trình, một hoặc nhiều chỉ số và nếu có một hoặc nhiều kỹ năng.

Nhân tài Chuỗi Cung ứng (People Metrics)

Trong yếu tố này thì mô hình SCOR sẽ được mô tả và xác định bằng 5 yếu tố khác nhau như kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực bẩm sinh, đào tạo và năng lực thực hiện của nhân lực.


Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mô hình SCOR và vai trò và các cấp độ của mô hình này trong chuỗi cung ứng. Hy vọng sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về mô hình quan trọng này để phát triển doanh nghiệp của mình trong hoạt động kinh doanh cho chuỗi cung ứng.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!