Mô hình 5M là gì? Mô hình quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp?

0
SHARES
127
VIEWS

Trong các doanh nghiệp sản xuất và thương mại hiện nay có nhiều mô hình quản lý tiên tiến được áp dụng. Một trong số những mô hình được nhiều nhà quản trị ưa thích chính là mô hình 5M – mô hình quản lý nguồn lực hiệu quả. Để tìm hiểu mô hình 5M là gì? Vai trò như thế nào đối với hoạt động quản lý của doanh nghiệp? Cùng diendaniso.com tìm hiểu ngay!

Mô hình 5m


ĐỊNH NGHĨA MÔ HÌNH 5M LÀ GÌ ?

Mô hình 5M là một mô hình được các nhà lãnh đạo sử dụng phổ biến hiện nay trong các doanh nghiệp. Đây là khái niệm viết tắt bởi 5M tương ứng với 5 chữ cái đầu của 5 yếu tố bao gồm:

  • Material: nguyên vật liệu, linh kiện cần thiết cho quá trình tạo ra sản phẩm
  • Machine: máy móc, thiết bị hỗ trợ cho quá trình tạo ra sản phẩm
  • Man: yếu tố con người trong quá trình vận hành máy móc và sử dụng nguyên liệu để tạo ra sản phẩm
  • Method: phương pháp, cách thức dùng để tạo ra sản phẩm.
  • Measurement: đo lường, kiểm tra sản phẩm sau khi được hoàn thiện

Đây là một mô hình được nhìn nhận là một trong những mô hình hiện đại hiệu quả nhất đã được chứng minh trong nhiều lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp. Chúng phát huy được điểm mạnh của những mô hình trước đó như mô hình 4M chưa làm được.

Mô hình 5m


NỘI DUNG CỦA TỪNG YẾU TỐ TRONG MÔ HÌNH 5M

Do mô hình 5M được tập hợp bởi 5 yếu tố trong đó mỗi yếu tố lại có những đặc điểm riêng miêu tả một khía cạnh của nguồn lực trong doanh nghiệp. Việc hiểu rõ các yếu tố 5M sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng vận dụng vào quá trình quản lý trên thực tế một cách đầy đủ và hiệu quả. Từ đó, các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.

Material: Nguyên vật liệu, linh kiện

Yếu tố đầu tiên trong 5M chính là Material hay nguyên vật liệu. Đây là yếu tố ban đầu cũng như quan trọng nhất buộc phải có trong mọi quy trình sản xuất. Nguyên vật liệu, linh kiện là yếu tố phải được đặt lên hàng đầu. Mọi ảnh hưởng về số lượng và chất lượng chính là điều khiến mọi sản phẩm thành phẩm bị ảnh hưởng theo.

Bên cạnh đó, nguyên vật liệu, linh kiện còn ảnh hưởng đến vấn đề lắp ráp các thiết bị hay gia công hàng hóa. Mọi chi phí phát sinh khác do hàng hóa đều có nguồn gốc từ chất lượng nguyên vật liệu có vấn đề.

Mô hình 5m

Do đó việc quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý số lượng và chất lượng, tiến độ giao hàng vv. Doanh nghiệp cần kiểm soát, giám sát và đảm bảo nguồn nguyên vật liệu được cung cấp cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất cần đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng và chi phí hợp lý nhất.

Machine: Thiết bị, máy móc

Phương tiện để tạo ra được sản phẩm chính là cần đến máy móc. Máy móc có chiếm một khoảng chi phí lớn trong doanh nghiệp và công suất của máy móc có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất ra. Chính vì thế mà các nhà quản lý cần phải không ngừng đưa ra các giải pháp để bảo trì, bảo dưỡng và cải tiến thiết bị, máy móc để chúng vận hành hiệu quả.

Man: Người thao tác (nhân lực)

Chữ M tiếp theo chính là Man hay con người. Đây chính là yếu tố cốt lõi trong doanh nghiệp. Họ là người có chuyên môn và vận hành sản xuất sản phẩm cho doanh nghiệp. Người thao tác máy móc và thiết bị cần phải được qua đào tạo và xắp xếp phù hợp với từng ngành nghề và vị trí của họ.

Vậy nên, doanh nghiệp phải thường xuyên và tạo điều kiện để người thao tác được trau dồi các kiến thức chuyên môn bằng các buổi huấn luyện, tập huấn, …

Method: Phương pháp thao tác

Với chữ M tiếp theo có đòi hỏi đến thao tác và phương pháp giúp vận hành hàng hóa và sản phẩm tối ưu. Một phương pháp tốt cũng sẽ giúp bạn vượt qua khỏi những quy chuẩn và quy trình sản xuất chuẩn hóa.

Phương pháp thao tác này nhìn rộng ra chúng còn là về công thức, bản quyền sáng chế khiến một doanh nghiệp trở nên độc đáo hơn so với đối thủ. Đặc điểm này đôi khi biến một doanh nghiệp trở thành dẫn đầu thị trường trong tương lai nhờ phương pháp độc đáo hiệu quả thỏa mãn tối đa khách hàng của bạn.

Mô hình 5m

Measurement: Kiểm tra, đo lường

Đây là bước cuối cùng trong mô hình 5m. Nó được xem là “cổng ngõ cuối cùng” trước khi hàng hóa được đưa vào lưu thông trên thị trường.

Bước kiểm tra, đo lường đóng vai trò khẳng định lần cuối về chất lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu của hàng hóa trước khi đưa chúng đến tay người tiêu dùng.

>>> Quản trị nguồn nhân lực là gì ?


NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH 5M

Ngoài 5 yếu tố chính tạo nên mô hình 5m của nhà lãnh đạo, mô hình 5m còn chịu sự tác động, ảnh hưởng từ một số yếu tố dưới đây:

Môi trường xung quanh đó là tập hợp các yếu tố bao gồm nhiệt độ, điều kiện thời tiết và nhiều yếu tố khác. Mặc dù có vẻ như những yếu tố này không có liên quan, nhưng chúng lại có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sản xuất và chất lượng, số lượng của các sản phẩm và hàng hóa. Thậm chí, chúng còn có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của máy móc, nguyên liệu và linh kiện trong các điều kiện cụ thể.

Mô hình 5m

Yếu tố chủ quan từ quản lý cấp cao có thể ảnh hưởng đến quy trình vận hành và sản xuất. Các chỉ thị và quyết định từ cấp quản lý có thể thay đổi cách hoạt động và dẫn đến sự khác biệt về chất lượng và số lượng của sản phẩm được tạo ra so với kế hoạch ban đầu. Do đó, trong thực tế, nhiều quy trình sản xuất có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo.


LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH 5M CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

Mô hình 5M được ứng dụng khá lâu hiện nay. Chúng được sử dụng trong hầu hết các chủ thể doanh nghiệp nhất là sản xuất và thương mại vừa và nhỏ cho đến tập đoàn lớn. Các doanh nhân luôn ưu ái phương pháp này hơn so với các phương pháp khác nhờ những lợi ích mà chúng mang lại:

  • Định hướng chính xác: Mô hình 5M giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn toàn diện về các yếu tố quan trọng cần quản lý trong tổ chức. Nó giúp xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của từng yếu tố, từ đó giúp nhà lãnh đạo tập trung vào các hoạt động quan trọng nhất.
  • Tăng cường hiệu suất: Bằng cách tối ưu hóa mỗi yếu tố trong mô hình 5M, nhà lãnh đạo có thể tăng cường hiệu suất tổ chức. Họ có thể đảm bảo rằng con người được đào tạo và phát triển, máy móc hiệu quả, nguyên vật liệu đủ và chất lượng, phương pháp làm việc tốt nhất được áp dụng và đo lường kết quả để theo dõi tiến trình.
  • Quản lý rủi ro: Mô hình 5M giúp nhà lãnh đạo nhìn nhận các rủi ro tiềm ẩn trong mỗi yếu tố. Bằng cách đo lường và theo dõi các yếu tố này, nhà lãnh đạo có thể phát hiện và giải quyết vấn đề sớm trước khi nó gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức.
  • Đề cao quyền tự chủ: Mô hình 5M khuyến khích quyền tự chủ và trách nhiệm của các bộ phận và cá nhân trong tổ chức. Mỗi yếu tố trong mô hình có vai trò quan trọng và mọi thành viên đều có trách nhiệm đóng góp vào sự thành công chung. Điều này tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự phát triển cá nhân.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Bằng cách quản lý chặt chẽ các yếu tố Man, Machine, Material, Method và Measurement, mô hình 5M giúp đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Nhờ đó, tổ chức có thể tạo được sự tin tưởng và hài lòng từ phía khách hàng, đồng thời củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Tăng cường sự linh hoạt và đổi mới: Mô hình 5M khuyến khích sự linh hoạt và đổi mới trong tổ chức. Nhà lãnh đạo có thể thúc đẩy sự sáng tạo và khám phá các phương pháp làm việc mới, áp dụng công nghệ tiên tiến và cải tiến quy trình để tăng cường hiệu quả và tiếp cận các cơ hội mới.
  • Xây dựng một đội ngũ đồng đội mạnh mẽ: Mô hình 5M tạo điều kiện để nhà lãnh đạo xây dựng một đội ngũ đồng đội mạnh mẽ. Bằng cách đặt con người lên hàng đầu, đảm bảo rằng họ được đào tạo, truyền cảm hứng và động viên, mô hình này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự hợp tác và sáng tạo.
  • Tăng cường khả năng thích ứng: Với mô hình 5M, tổ chức trở nên linh hoạt và có khả năng thích ứng cao đối với các thay đổi trong môi trường kinh doanh. Nhà lãnh đạo có thể đánh giá và điều chỉnh các yếu tố Man, Machine, Material, Method và Measurement để đáp ứng nhanh chóng với sự biến đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng.

Tổng quan, mô hình 5M của nhà lãnh đạo mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho tổ chức, từ tăng cường hiệu suất và chất lượng sản phẩm đến xây dựng một đội ngũ đồng đội mạnh mẽ và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi. Đây là một công cụ quan trọng để định hình và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức.

>>> Cải tiến hiệu quả sản xuất và nguồn nhân lực của doanh nghiệp với Kaizen


Kết luận

Có thể nói mô hình 5M chính là mô hình quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp tiên tiến và mang lại nhiều lợi ích nhất hiện nay. Một mô hình vừa rộng lại vừa chi tiết. Mô hình vừa bao quát vừa cụ thể giúp lãnh đạo nắm bắt được tổng thể các yếu tố trong doanh nghiệp từ đó phân chia, giap quyền hạn và kiểm tra hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hy vọng những thông tin bổ ích sẽ giúp bạn hình dung đầy đủ hơn về các nguyên tắc và phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!