ISO là gì? Lịch sử hình thành ISO? Các tiêu chuẩn ISO phổ biến?

0
SHARES
656
VIEWS

Bạn là chủ Doanh Nghiệp và đang muốn áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới giúp phát triển Doanh Nghiệp của mình. Nổi tiếng nhất vẫn là hệ thống các tiêu chuẩn ISO được hầu hết các tổ chức áp dụng trên thế giới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu cặn kẽ về ISO bởi trên mạng có tràn lan nhiều bài viết về ISO nhưng bản chất của ISO thì ít trang nào đề cập đến.

Trong bài viét này diendaniso.com xin giới thiệu đến quý độc giả về định nghĩa ISO là gì ? , lịch sử hình hành cũng như những vấn đề quan trọng mà một hệ thống ISO cần phải có.

GIỚI THIỆU VỀ ISO

Cụm từ ISO được viết tắt bởi cụm từ tiếng anh là International Organization for Standardization là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Đây là một tổ chức phi chính phủ (NGO) được lập ra chuyên phát triển các tiêu chuẩn quốc tế tự nguyẹn lớn nhất thế giới. Được thành lập từ năm 1947 và có trụ sở chính tại Geneva, Thụy sĩ. Hiện nay các tiêu chuẩn ISO được sử dụng với 3 nguôn ngữ chính là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga.

Mục tiêu của ISO là thúc đẩy phát triển hoạt động tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan trên toàn thế giới nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học công nghệ và kinh tế.

Thông qua các thành viên, ISO tập hợp các chuyên gia để cùng chia sẻ kiến thức và xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện, dựa trên sự đồng thuận và thích hợp với thị trường, hỗ trợ đổi mới và cung cấp giải pháp cho các thách thức toàn cầu.

Tiêu chuẩn quốc tế ISO cung cấp các yêu cầu, quy định kỹ thuật, hướng dẫn hoặc các đặc tính có thể được sử dụng một cách thích hợp để đảm bảo các nguyên vật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích cũng như chất lượng, an toàn và hiệu quả, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Hiện nay, ISO đã ban hành hơn 22.599 tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu liên quan, bao trùm gần như tất cả các ngành công nghiệp quan trọng (17 lĩnh vực), từ công nghệ tới an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe cũng như các lĩnh vực có liên quan khác. Tiêu chuẩn quốc tế ISO tác động tới mọi người, mọi nơi.

Các quốc gia thành viên ISO

Hiện nay theo thống kê đến năm 2020 tổ chức ISO có 165 quốc gia thành viên và xuất bản được 23386 tiêu chuẩn Quốc tế liên quan đến tất cả các khía cạnh của đời sống.

Lịch sử hình hành ISO

Một số mốc thời gian lịch sử hình thành của tổ chức ISO

  • Ngay từ những năm 1920 tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế với tên gọi ban đầu là Liên đoàn Quốc tế của các Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa Quốc gia (ISA).
  • Năm 1942 do chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra khiến hiệp hội này bị đình chỉ. Tuy nhiên sau chiến tranh ISA đó đã được tiếp cận lại bởi Ủy ban Điều phối Tiêu chuẩn Liên hợp quốc (UNSCC) mới được thành lập với đề xuất thành lập một cơ quan tiêu chuẩn toàn cầu mới.
  • Tháng 10 năm 1946, các đại biểu ISA và UNSCC từ 25 quốc gia đã nhóm họp tại Luân Đôn xem xét tương lai của tiêu chuẩn hóa quốc tế và nhất trí hợp lực để thành lập Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế mới.
  • Vào ngày 23 tháng 2 năm 1947, ISO chính thức được thành lập và tạo ra 76 ủy ban kỹ thuật (các nhóm chuyên gia làm việc về một chủ đề cụ thể).
  • Năm 1949, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế chuyển trụ sở đến Geneva, Thụy Sĩ, Ban Bí thư trung ương có 5 biên chế.
  • Tiêu chuẩn ISO đầu tiên, được gọi là “ISO/R1:1951” – được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1951 để thiết lập nhiệt độ tham chiếu tiêu chuẩn cho các phép đo chiều dài công nghiệp. Ngày nay, tiêu chuẩn đó vẫn tồn tại (sau nhiều lần cập nhật) với tên gọi ISO 1: 2002.
  • Kỷ niệm 70 năm thành lập vào năm 2017, ISO là một công ty mạnh trong các ngành công nghiệp quốc tế. Ngày nay, với 22.401 Tiêu chuẩn quốc tế bao gồm tất cả các khía cạnh của kinh doanh và công nghệ, và các thành viên đến từ 165 quốc gia, ISO luôn hướng tới tương lai của chứng nhận chất lượng và an toàn.
  • Tính đến năm 2020, ISO có 165 quốc gia thành viên và xuất bản được 23386 tiêu chuẩn quốc tế bao gồm tất cả các khía cạnh của công nghệ và sản xuất, 792 ủy ban kỹ thuật và các tiểu ban chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn.

Founders of ISO, London 1946 – Ảnh nguồn : http://kyluc.vn/

Cơ cấu tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) gồm?

  • Đại Hội đồng (General Assembly): Cơ quan này có thẩm quyền cao nhất quyết định các vấn đề của ISO. Đại hội đồng họp toàn thể mỗi năm một lần, gồm tất cả các nước thành viên và quan chức của ISO;
  • Hội đồng ISO (ISO Council): Bên dưới đại hội đồng là hội đồng ISO. Cơ quan này chịu trách nhiệm về hầu hết các vấn đề quản lý. Hội đồng họp một năm hai lần gồm 20 thành viên được Đại Hội đồng ISO bầu ra, các cán bộ của ISO và Chủ tịch Uỷ ban Phát triển chính sách (CASCO, COPOLCO, DEVCO);
  • Ban Quản lý Kỹ thuật (Technical Management Board – TMB): Quản lý các hoạt động kỹ thuật. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm về các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn và ban cố vấn chiến lược;
  • Ban Thư ký Trung tâm (Central Secretariat): Do Tổng Thư ký điều hành;
  • Các Ban Kỹ thuật/Tiểu ban kỹ thuật (Technical Committees/Sub – Committees – ISO/TCs/SCs): Tiến hành nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn và tài liệu dạng tiêu chuẩn của ISO.thành

GIỚI THIỆU CÁC LOẠI THÀNH VIÊN CỦA ISO 

Như trên đã đề cập hiện nay tổ chức ISO có 165 thành viên quốc gia. Mỗi quốc gia chỉ có một cơ quan tổ chức đại diện để tham gia ISO. Các cá nhân hoặc công ty không thể trở thành thành viên ISO.
Thành viên của tổ chức ISO được chia thành 3 loại bao gồm thành viên đầy đủ, thành viên thông tấn và thành viên đăng ký. Mỗi loại thành viên có mức độ tiếp cận và ảnh hưởng khác nhau với hệ thống ISO. Điều này giúp Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hòa nhập đồng thời cũng nhận biết được các nhu cầu và năng lực khác nhau của từng cơ quan tiêu chuẩn quốc gia.
Thành viên đầy đủ: 
Đây là mức thành viên cao nhất của tổ chức ISO. Thành viên đầy đủ có ảnh hưởng lớn đến chiến lược và việc xây dựng tiêu chuẩn ISO bằng cách tham gia và bỏ phiếu trong các cuộc họp về chính sách và kỹ thuật của ISO. Thành viên đầy đủ có quyền bán và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO tại quốc gia mình.
Thành viên thông tấn:
Thành viên thứ 2 chính là thành viên thông tấn. Thành viên này tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn và chiến lược của ISO bằng cách tham dự các cuộc họp về chính sách và kỹ thuật ISO với tư cách quan sát viên. Các thành viên thông tấn có thể bán và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO tại quốc gia.
Thành viên đăng ký:
Thành viên đăng ký duy trì việc cập nhật về công việc của ISO nhưng không thể tham gia. Họ không được bán hoặc chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO tại quốc gia.

Việt Nam tham gia vào thành viên của ISO ?

Phái đoàn Việt Nam tham dự ISO 2019. Ảnh nguồn: http://www.vr.org.vn/
Năm 1977 Việt Nam gia nhập ISO với đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và đã có những đóng góp to lớn cho tổ chức này.
Việt Nam đã tham gia Hội đồng ISO trong 2 nhiệm kỳ: 1997-1998 và 2001-2002, được bầu vào Hội đồng ISO nhiệm kỳ 2004-2005; hiện tham gia với tư cách thành viên P (thành viên chính thức hay còn gọi là thành viên đầy đủ) trong 5 ISO/TCs và ISO/SCs, tham gia với tư cách thành viên O (thành viên quan sát) trong hơn 50 ISO/TCs và ISO/SCs. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam (STAMEQ) là cơ quan thuộc Chính phủ, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST), có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ và Bộ KH&CN quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. .

Nhiệm vụ của ISO?

Tổ chức ISO ra đời nhằm thức đẩy sự phát triển của các tiêu chuẩn hóa giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế. Với ích lợi của việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO đã mở rộng ra cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính và sự nghiệp.

Mục tiêu của ISO 

Mục tiêu của ISO là đưa ra các Tiêu chuẩn quốc tế có liên quan trên toàn cầu được sử dụng ở mọi nơi. Có nghĩa là:
  • Đảm bảo tập hợp các tiêu chuẩn nhất quán và đáng tin cậy được ngành công nghiệp sử dụng hiệu quả và mang lại những lợi ích đã được công nhận đến các nền kinh tế.
  • Đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế rõ ràng, thống nhất và khoa học với ngôn ngữ dễ hiểu cho người dùng
  • Xác định và đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng, tập trung vào việc tổ chức muốn tiếp cận và sử dụng các tiêu chuẩn ISO như thế nào.
  • Cung cấp một bộ đánh giá sự phù hợp quốc tế tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các lĩnh vực và tất cả các sự phù hợp đánh giá giúp đảm bảo các bên liên quan có niềm tin trong việc thực hiện các tiêu chuẩn.
  • Thực hiện các chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được các nhà phát triển và khách hàng hiểu rõ và tôn trọng

Lợi ích khi tham gia ISO

  • Việc sử dụng và áp dụng tất cả các tiêu chuẩn ISO nhằm hỗ trợ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ an toàn, đáng tin cậy và đảm bảo chất lượng tốt một cách đều đặn.
  • Tất cả các hệ thống tiêu chuẩn ISO giúp quản lý chất lượng sản phẩm đồng thời tăng năng suất đồng thời giảm thiểu sai sót và lãng phí. Bằng cách cho phép so sánh trực tiếp các sản phẩm từ các thị trường khác nhau, chúng tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tham gia vào các thị trường mới và hỗ trợ phát triển thương mại toàn cầu trên cơ sở công bằng.

Nguyên tắc xây dựng phát triển các tiêu chuẩn ISO

Dưới đây là những nguyên tắc chủ yếu mà tiêu chuẩn ISO đang hướng đến
Đáp ứng nhu cầu thị trường
ISO không bắt đầu phát triển một tiêu chuẩn mới. ISO đáp ứng nhu cầu của ngành hoặc các bên liên quan khác như hiệp hội người tiêu dùng. Thông thường, một lĩnh vực hoặc một nhóm báo hiệu sự quan tâm của một tiêu chuẩn cho thành viên ISO đối với quốc gia của mình, sau đó sẽ báo cáo cho ISO.
Dựa trên chuyên môn toàn cầu
Các tiêu chuẩn ISO được phát triển bởi các nhóm chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới, tạo thành các nhóm lớn hơn: các ủy ban kỹ thuật .
Các chuyên gia đàm phán các tiêu chuẩn đến từng chi tiết nhỏ nhất, bao gồm phạm vi, định nghĩa và nội dung chính của chúng. Để biết thêm thông tin, hãy xem danh sách các ủy ban kỹ thuật.
Thành quả của một quá trình tổng hợp
Các ủy ban kỹ thuật bao gồm các chuyên gia từ các ngành liên quan, nhưng cũng có đại diện của các hiệp hội người tiêu dùng, học viện, tổ chức phi chính phủ và chính phủ. Về điều này, bạn có thể đọc Ai phát triển tiêu chuẩn ISO .
Dựa trên ý kiến
Việc xây dựng các tiêu chuẩn ISO là một phần của quá trình có sự đồng thuận và các quan sát của các bên liên quan được tính đến.

CÁC TIÊU CHUẨN ISO PHỔ BIẾN HIỆN NAY 

TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015

ISO 9001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phát triển và ban hành. Phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015 được ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 . Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

TIÊU CHUẨN 14001:2015

ISO 14001 là một bộ tiêu chuẩn Quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO) ban hành nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và các chính sách về môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn cầu. Tiêu chuẩn ISO 140001 phiên bản năm 2015 được ban hành ngày 15/09/2015 Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO – International Organization for Standardization).

TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018

ISO 22000:2018 hiện đang là tiêu chuẩn mới nhất về quản lý an toàn thực phẩm. Ngày 19/6/2018, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 22000. ISO 22200:2018 – Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm.

Tiêu chuẩn này thay thế cho phiên bản 2005 được ban hành ngày 01/09/2005. ISO 22000:2018 được xây dựng dựa trên nền tảng của việc thực hành các nguyên tắc HACCP, GMP trong toàn chuỗi thực phẩm.

TIÊU CHUẨN HACCP

HACCP Tiêu chuẩn HACCP (viết tắt của “Hazard Analysis and Critical Control Points”). Tiếng Việt nghĩa là “Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn”) là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm của doanh nghiệp, dựa trên việc kiểm soát giới hạn các mối nguy hại tại các điểm trọng yếu.

HACCP là một hệ thống giúp tổ chức, doanh nghiệp của bạn đánh giá các mối nguy.

TIÊU CHUẨN ISO 13485:2016

Tiêu chuẩn ISO 13485 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng áp dụng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ y tế. Ngày 1 tháng 3 năm 2016; ISO 13485:2016 ra đời thay thế phiên bản cũ ISO 13485:2003.

Tiêu chuẩn này được xuất bản ngày 1 tháng 3 năm 2016. Thời hạn chuyển đổi 3 năm từ phiên bản cũ sang phiên bản mới đối với các nhà sản xuất và các tổ chức khác. Tức là đến ngày 28 tháng 2 năm 2019 khi ISO 13485:2003 hết hiệu lực.

TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018

ISO 45001 là tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được công nhận và triển khai trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này đã được xuất bản vào năm 2018 để thay thế OHSAS 18001: 2007.
ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên cho Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.ISO 45001:2018 được ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2018.

TIÊU CHUẨN ISO 27001

Tiêu chuẩn ISO 27001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS). Hiện tại, bản tiêu chuẩn ISO 27001 mới nhất là ISO 27001:2013. ISO 27001:2013 được Tổ chức ISO thế giới ban hành vào ngày 01/10/2013. ISO 27001:2013 thay thế cho phiên bản cũ ISO 27001:2005.

Ngoài ra còn rất nhiều tiêu chuẩn ISO khác, Doanh nghiệp có thể xem tại các dịch vụ, bài viết khác của diendaniso.com.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!