Doanh nghiệp khắc phục lỗi sản xuất dư thừa nhờ công cụ TPM

0
SHARES
47
VIEWS

Việc sản xuất thừa chính là một vấn đề của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Chúng khiến gia tăng chi phí về lưu kho và nhân công quản lý và làm giảm năng suất của hệ thống về lâu dài. Hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM) là công cụ giúp doanh nghiệp của bạn giải quyết được vấn đề trên giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.


Theo các chuyên gia năng suất thì việc sản xuất dư thừa sản phẩm nhiều hơn với số lượng cần thiết sẽ khiến mất cân bằng sản xuất trong doanh nghiệp. Biểu hiện sản xuất dư thừa xảy ra bên trong và bên ngoài doanh nghiệp của bạn.

Bên trong việc sản xuất dư thừa thể hiện ở chỗ bán ra thành phẩm và công đoạn sau chưa có yêu cầu. Bên ngoài thường xảy ra khi sản xuất ra sản phẩm mà khách hàng chưa định mua. Điều này dẫn đến việc tăng chi phí khác như lưu kho, bảo quản, chi phí nhân công…

áp dụng phương pháp TPM

 Hạn chế dư thừa trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí.

Một chuyên gia khác có đưa ra ví dụ về một doanh nghiệp nhận biết được lỗi sản xuất thừa. Ví dụ một quá tình sản xuất bao gồm 3 công đoạn. Thời gian làm tuần tự là 1 phút, 1,5 phút và 1,8 phút. Đầu ra ở công đoạn 1 sẽ được mang sang công đoạn 2 và phải chờ 0,5 phút mới được đưa lên máy. Đầu ra ở công đoạn 2 được mang sang công đoạn 3 lại phải chờ 0,3 phút nữa.

Như vậy, vào cuối buổi sẽ có rất nhiều sản phẩm dở dang phải xếp hàng chờ ở các công đoạn 2 và 3. Chúng ta thường cho rằng nếu ở công đoạn 1 và 2 là sớm hơn thì công nhân sẽ tìm việc khác để làm, nhưng việc khác là gì nếu không phải là công nhân vô tình kéo dài thời gian sản xuất cần có từ 1 phút hoặc 1,5 phút lên cho cân bằng với nhịp lớn nhất là 1,8 phút? Theo quan điểm của cải tiến thì đây chính là lãng phí do sản xuất thừa.

Như vậy, doanh nghiệp phải làm sao để giảm bớt thời gian điều chỉnh loạt đầu ra để không bị tồn kho quá nhiều. Và TPM sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục việc này.

Việc áp dụng phương pháp TPM vào quá trình sản xuất của mình sẽ giúp hạn chế và loại bỏ các sản phẩm khuyết tật và giúp gia tăng chất lượng sản phẩm của mình.

 Doanh nghiệp sản xuất cần hạn chế tối đa khuyết tật để nâng cao năng suất.

Theo nhiều chuyên gia về năng suất thì những sản phẩm khuyết tật gây ra ảnh hưởng khá lớn đến tổng chi phí sản xuất và năng suất của nhà máy. Một sản phẩm được coi là lỗi thì dù có được sửa chữa thì cũng sẽ bị coi là không có chất lượng ổn định.

Quá trình này không chỉ gây nên việc sử dụng lao động và thiết bị kém hiệu quả mà còn làm gián đoạn luồng sản xuất thông thoáng dẫn đến ách tắc và đình trệ trong quy trình sản xuất. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến sửa chữa thường tiêu tốn khối lượng thời gian đáng kể của cấp quản lý, vì vậy làm tăng thêm chi phí quản lý sản xuất chung. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của sản phẩm khuyết tật dẫn đến phải làm lại là do đặc tính của nguyên vật liệu bị biến đổi giữa các lô hàng khác nhau được mua về: kích thước, màu sắc, tỉ lệ thành phẩm…

Quá trình chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều khâu, bước. Mỗi bước trong quá trình có những biến đổi nhất định do đặc tính của nguyên vật liệu, thiết bị, kỹ năng, tay nghề của người công nhân và biến động của môi trường chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm… Bên cạnh việc phát sinh chi phí làm lại, doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian vào việc xử lý những sản phẩm loại này, chính điều đó cũng tạo ra sự lãng phí.

>> xem thêm: Những công cụ sản xuất tinh gọn trong LEAN

Theo: VietQ.vn

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!