Con đường tơ lụa là gì? Lịch sử và ý nghĩa con đường tơ lụa

0
SHARES
614
VIEWS

Để phát triển kinh tế toàn cầu thì việc giao thương buôn bán giữa các quốc gia là điều cần thiết. Từ đó hình thành nên thuật ngữ con đường tơ lụa chỉ con đường thương mại lịch sử của nhân loại và được coi như động lực phát triển châu Á và Châu Âu. Vậy con đường tơ lụa là gì? Những điều lý thú về con đường tơ lụa sẽ được bật mí trong bài viết của chúng tôi hôm nay.

con đường tơ lụa


CON ĐƯỜNG TƠ LỤA LÀ GÌ ?

Con đường tơ lụa Silk Route hay Silk Road trong tiếng anh chính là con đường thương mại lịch sử của nhân loại từ thế kỉ thứ hai trước Công nguyên cho đến tận thế kỉ 14 sau Công nguyên. Con đường tơ lựa này trải dài từ các nước Châu Á bắt nguồn từ Trung Quốc qua Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập, Hy Lạp và Ý chuyên buôn bán hàng hóa có giá trị giữa các nước với nhau. Ban đầu tên gọi của chúng được đặt do việc người Trung Quốc là nước phát minh ra việc ươm tơ dệt lụa. Những sản phẩm này chỉ vua chúa mới được sử dụng.

Sau này, người Trung Hoa xuất ngoại để giao thương, mang theo đầy ắp vải lụa, gấm vóc đến Ba Tư và La Mã, Con Đường Tơ Lụa từ đó dần được hình thành. Bên cạnh đó thì các sản phẩm khác cũng được giao thương buôn bán như gỗ, ngũ cốc, trái cây đá quý vv.

con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa có thể coi như một bước ngoặt trong lịch sử đánh dấu sự giao thương thương mại giữa các nước trên thế giới. Nhờ có con đường tơ lựa mà các nền văn hóa, quốc gia sẽ được giao thương và tạo động lực cho sự phát triển toàn cầu.


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Để nói về lịch sử của con đường tơ lụa và sự hình thành của chúng. Chúng ta phải kể đến tư dưới thời nhà Hán của Trung Quốc. Khi mà nhà ngoại giao Trương Khiên đã có cuộc hành trình dài thám hiểm của mình trên các tuyến đường từ Trung Quốc cho đến Trung Á.

Con đường tơ lụa có nhiều nghiên cứu cho rằng những con đường tơ lụa về thương mại diễn ra trong khoảng thời gian từ 130 TCN cho đến 1453 TCN. Do đó con đường tơ lụa không phải là một con đường duy nhất từ Châu Á sang Châu Âu mà là danh từ chung của các con dường giao thương giữa nhiều quốc gia, nền văn hóa trong chiều dài lịch sử.

  • Việc giao thương từ Tây sang Đông: Những sản phẩm như Ngựa; Yên xe và Cưỡi ngựa; Nho; Chó và các động vật khác cả ngoại lai và động vật trong nước; Bộ lông và da động vật; vv..
  • Việc giao thương từ Đông sang Tây: Lụa; Trà; Thuốc nhuộm; Đá quý; Trung Quốc (đĩa, bát, cốc, lọ); Đồ sứ; Gia vị (chẳng hạn như quế và gừng); Đồ tạo tác bằng đồng và vàng vv…

Ngoài việc tạo điều kiện cho trao đổi hàng hóa và văn hóa, nó cũng phục vụ sự phát triển của khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật và các lĩnh vực nghiên cứu khác.

con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa cũng giúp các nhà sư Phật giáo và châu Âu truyền giáo, là công cụ truyền bá Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và các tôn giáo khác trên khắp các khu vực.


GIÁ TRỊ CỦA CON ĐƯỜNG TƠ LỤA ĐEM LẠI

Là một thuật ngữ từ xưa được coi như cột mốc thương mại quốc tế của nhân loại. Giá trị của con đường tơ lụa mang lại cho nhân loại là khá lớn và ở nhiều mặt, phương diện vv. Một số giá trị của chúng được thể hiện như sau:

  • Là con đường phát triển kinh tế xuyên quốc gia

Xuất phát từ mặt hàng tơ lụa được đặt tên cho thuật ngữ. Con đường tơ lựa giúp phát triển kinh tế giao thương buôn bán với các nước giao thương khiến cho việc phát triển toàn cầu là cực kì hiệu quả.

Từ đó, việc phát triển kinh doanh lụa thông qua con đường này trở nên phổ biến hơn. Lạc đà chính là phương tiện vận chuyển hàng hóa chính trên con đường tơ lụa.

  • Là con đường của sự giao lưu về văn hóa

Không chỉ giúp phát triển kinh tế mà con đường tơ lụa còn là một con đường giúp giao lưu văn hóa giữa các quốc gia khác nhau. Đây được coi như một sợi dây giao thoa kết nối giữa các nền văn hóa với nhau. Về mặt tôn giáo, truyền bá tư tưởng văn hóa vv Mọi tôn giáo trên còn đường tơ lụa này, đều sẽ được chấp thuận và được tôn trọng như nhau. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của văn minh nhân loại sau này và cũng thể hiện được sự tiến bộ trong tư tưởng của con người ở thời điểm đó.

  • Ghi dấu những nhà thám hiểm

Có thể nói việc con đường tơ lụa trong suốt chiều dài lịch sử đều có gắn liền với nhiều nhà thám hiểm nổi tiếng trên thế giới. Có thể lấy ví dụ như Marco Polo Ông sinh năm 1254, mất năm 1324, là người Ý và sống vào khoảng thế kỷ XIV.

Hay Hốt Tất Liệt còn phong cho nhà thám hiểm này một chức quan trong triều khi ông ở Trung Quốc.


SỰ SUY TÀN CỦA NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

có thể nói cuộc suy tàn của những con đường tơ lụa là nơi giao thương xuất phát hầu hết do các cuộc chiến tranh. Việc bị nguy hiểm rình rập khi buôn bán qua những tuyến đường nguy hiểm sẽ khiến cho những con đường tơ lụa bị suy thoái dần dần.

Ngoài ra một nguyên nhân của sự suy tàn những con đường tơ lụa này còn do sự phát tán dịch bệnh lan rộng ra các nước khác nhau. Điển hình là sự kiện năm 1348 – 1350 của “Cái chết đen” ra khắp châu Âu và Trung Á. Căn bệnh này giết hại gần 60% dân số của châu Âu và tác động không nhỏ tới hoạt động của con đường tơ lụa.

Sự phát triển của đế chế Ottoman khiến cho tuyến đường nối phương Tây và phương Đông bị chặn đứng. Con đường tơ lụa từ đây chìm vào dĩ vãng và những hào quang của nó cũng tiêu tan để lại nhiều thành phố cổ heo hút.


CÓ NÊN HỒI SINH CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Việc hồi sinh con đường tơ lụa trong thời đại hiện nay cũng là một nhu cầu, xu hướng đế phát triển xã hội và toàn cầu hóa. Điển hình như năm 2013, Trung Quốc bắt đầu chính thức khôi phục Con đường tơ lụa lịch sử dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình với chiến lược trị giá 900 tỉ USD có tên là “Một vành đai, một con đường” (OBOR). Dự án này là một cách để cải thiện khả năng kết nối của Trung Quốc với hơn 60 quốc gia khác ở Châu Á, Châu Âu và Đông Phi.

Còn được gọi là “Sáng kiến vành đai và con đường” (BRI), nó đi qua nhiều tuyến đường bộ và đường biển. Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa chủ yếu dựa trên đất liền để kết nối Trung Quốc với Trung Á, Đông Âu và Tây Âu, trong khi Con đường tơ lụa trên biển nối bờ biển phía nam của Trung Quốc với Địa Trung Hải, Châu Phi, Đông Nam Á và Trung Á.

Việc hồi sinh con đường tơ lụa của Trung Quốc đươc xem như một động thái mới để cải thiện tăng trưởng trong nước. Nó giống như một phương thức để mở ra thị trường thương mại mới cho hàng hóa Trung Quốc, mang lại cho đất nước này cách thức xuất khẩu nguyên liệu, hàng hóa rẻ nhất và dễ dàng nhất.

>> Xem thêm: Thương mại đa phương (Multilateral trade) là gì?

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!