Cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh

0
SHARES
50
VIEWS

Trong doanh nghiệp thì phòng kinh doanh luôn đóng một vai trò quan trọng và là huyết mạch sống còn đảm bảo doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Đây cũng là một phòng năng động nhất và với những nhân viên đầy nhiệt huyết. Chính vì thế cần làm gì để thiết kế một cơ cấu tổ chức hiệu quả cho phòng kinh doanh. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chúng ta sẽ có những kết cấu phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh cho bạn hiểu rõ về bộ phận đặc biệt này.

Chức năng, nhiệm vụ phòng kinh doanh


PHÒNG KINH DOANH LÀ GÌ ?

Theo như nghiên cứu thì phòng kinh doanh chính là một bộ phận chủ chốt của doanh nghiệp chuyên thực hiện tất cả các hoạt động bán hàng và hỗ trợ bán hàng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất ra thị trường. Đồng thời, phòng kinh doanh có thể cần đảm nhiệm được các hoạt động khác có liên quan đến việc bán hàng như thực hiện tư vấn phát triển sản phẩm, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng cũng như kết nối với các phòng ban khác trong công ty vv

Phòng kinh doanh sẽ là đơn vị chuyên đảm nhiệm những nhiệm vụ trong doanh nghiệp như sau:

  • Tiến hành thực hiện các công tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp
  • Tiếp cận cũng như mở rộng thị trường phạm vi cũng như khách hàng tiềm năng
  • Thực hiện việc xây dựng các chiến lược phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Tiến hành phụ trách tìm hiểu thông tin cũng như đàm phán và kí kết các hợp đồng cho khách hàng vv
  • Tiến hành xây dựng các chính sách bán hàng và các chương trình khuyến mại và lợi ích hấp dẫn cho từng nhóm các khách hàng.
  • Tiến hành phân loại và quản lý hồ sơ thông tin khách hàng khoa học cẩn thận.

Chức năng, nhiệm vụ phòng kinh doanh


Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà các tổ chức sẽ chọn lựa phân bổ cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh sẽ khác nhau. Thông thường sẽ có 3 mô hình tổ chức kinh doanh hiện nay mà được nhiều doanh nghiệp áp dụng:

Mô hình dây chuyền – The Asssembly line

Mô hình này hiện nay được nhiều tổ chức áp dụng đặc biệt với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mô hình này những thành viên trong phòng kinh doanh sẽ có một vai trò và chức năng cụ thể trong quy trình bán hàng.

Mô hình này sẽ theo từng giai đoạn tuần tự của hành trình khách hàng. Bắt đầu bằng việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chăm sóc khách hàng rồi tiến hành đến giai đoạn chốt đơn hàng. Chu trình này mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm cho một giai đoạn rồi chuyển giao nhiệm vụ cho người kế tiếp. Thông thường, với mô hình này cơ cấu phòng kinh doanh sẽ được phân chia thành 4 nhóm nhân sự riêng biệt, với những chức năng khác nhau:

  • Nhóm tìm kiếm khách hàng tiềm năng:Mục tiêu của nhóm này chính là tạo ra các khách hàng tiềm năng bằng cách nghiên cứu khách hàng và thu thập thông tin về nhu cầu cũng như những khó khăn của họ.
    Nhóm đại diện bán hàng: Nhóm này sẽ tiếp nhận thông tin từ nhóm tạo ra khách hàng và sau đó đánh giá xem khách hàng tiềm năng đủ điều kiện và có thể được chuyển đổi thành nhóm khách hàng trung thành trong tương lai.
  • Nhóm quản lý tài khoản khách hàng: nhóm này sẽ nhận thông tin khách hàng tiềm năng đủ điều kiện và theo đuổi khách hàng để chốt đơn hàng. Nhiệm vụ của họ là cung cấp thông tin về sản phẩm, trả lời các thắc mắc của khách hàng và chốt đơn hàng rồi chuyển thông tin khách hàng cho nhóm chăm sóc khách hàng.
  • Nhóm hỗ trợ, chăm sóc khách hàng: Đây là nhóm ở phía cuối hỗ trợ cho sự thành công của việc tạo dựng khách hàng trung thành. Nhóm này bằng nghiệp vụ của mình sẽ giúp mang lại giá trị thặng dư và phát triển mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

Chức năng, nhiệm vụ phòng kinh doanh

Cơ cấu theo mô hình đảo – the island

Có thể nói với mô hình này hầu hết phù hợp với bất kì loại hình doanh nghiệp nào vì cơ cấu đơn giản của chúng cho phòng kinh doanh mang lại. Mô hình này xếp theo cấp bậc cao nhất là chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm giám sát điều hành các hoạt động bán hàng. Mỗi đại diện bán hàng chịu trách nhiệm tất cả các bước của quy trình bán hàng, nghĩa là họ tự tìm kiếm khách hàng, chăm sóc và chốt đơn hàng.

Mô hình đảo thường phổ biến trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính và bất động sản.


ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA 3 MÔ HÌNH TỔ CHỨC PHÒNG KINH DOANH

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

Mô hình dây chuyền (The Assembly line)

mô hình này khá phổ biến vì đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nhiều loại sản phẩm, ngành nghề kinh doanh. Ngoài ra, mô hình này còn góp phần nâng cao hiệu quả, xác định các vấn đề trục trặc trong quy trình bán hàng dễ dàng và phát triển trình độ, kỹ năng cho nhân viên phòng kinh doanh.

để mô hình phát huy hiệu quả cần có đội ngũ nhân sự đủ lớn, tối thiểu phải có từ 5-6 người. Ngoài ra, mô hình này còn gặp hạn chế về mặt giao tiếp và liên kết giữa chức năng của các nhóm khác nhau.

Mô hình đảo (The Island)

lợi thế lớn nhất của mô hình này sự đơn giản. Cấu trúc này dễ thiết kế và thực hiện, đồng thời yêu cầu về quản lý ở mức tối thiểu, không có nhiều sự giám sát giữa cấp trên và nhân viên. Mô hình này phù hợp với doanh nghiệp có quy trình bán hàng đơn giản, gồm 1-2 bước và đặc biệt phát huy hiệu quả tối đa trong các ngành nghề hay môi trường kinh doanh đề cao tính cạnh tranh và độc lập.

vì mỗi thành viên làm việc độc lập nên việc theo dõi các chỉ số bán hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hơn nữa, sự cạnh tranh giữa các nhân viên bán hàng có thể gây tác động tiêu cực cho doanh nghiệp nếu điều đó hình thành nên một môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Mô hình này có thể áp dụng cho các công ty có quy mô lớn, nhưng việc mở rộng quy mô kinh doanh sẽ gặp khó khăn do mỗi nhân viên có quy trình và chiến lược bán hàng riêng. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi tổ chức phòng kinh doanh.

Mô hình nhóm (POD)

mô hình này tận dụng hiệu quả của mô hình dây chuyền trong việc phân công nhân sự một cách chiến lược hướng đến các cơ sở khách hàng tiềm năng nhất. Bằng cách đa dạng hóa đội ngũ, mô hình nhóm giúp giảm thiểu các phát sinh do lỗi của con người. Nói cách khác, trong mô hình này các điểm mạnh và yếu của các thành viên sẽ bổ sung cho nhau để tạo ra hiệu quả bán hàng cao nhất. Ngoài ra, mô hình này cũng rất linh hoạt nên sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp đang phát triển cần mở rộng quy mô hoạt động bán hàng.

vì mô hình này hoạt động dựa trên nền tảng nhóm nên gây ra hạn chế khi cần thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân. Ngoài ra, còn có nguy cơ xảy ra xung đột trong nhóm khi các cá nhân không hợp tác hài hòa với nhau. Việc xung đột này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả quy trình bán hàng và tạo ra thách thức trong việc quản lý phòng kinh doanh.


CƠ CẤU NÀO SẼ PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ?

Việc có khá nhiều mô hình xắp xếp cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh hiện nay thì câu hỏi được đặt ra chính là cơ cấu nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp của bạn ? Sự lựa chọn sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực của doanh nghiệp bạn đang kinh doanh và thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn đang hướng đến. Điều quan trọng là cơ cấu phòng kinh doanh bạn chọn cần phù hợp và thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp, để đạt hiệu suất công việc cao nhất.


Hy vọng với những chia sẻ trên đây của diendaniso.com đã giúp cho bạn có được cái nhìn tổng quan về cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh. Những mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp với doanh nghiệp của bạn để có hướng áp dụng cho hiệu quả nhất. Đón đọc thêm những bài viết của chúng tôi để tích lũy thêm kiến thức cho doanh nghiệp của bạn.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!