Chuyển đổi số trong sản xuất và xu hướng trong tương lai

0
SHARES
44
VIEWS

Trong thời đại của công nghệ 4.0 thì việc chuyển đổi số trở thành một xu hướng tất yếu. Chuyển đổi số được áp dụng vào ngành sản xuất đã giúp đặt ra được hướng đi đúng đắn và giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động. Trong bài viết này diendaniso.com chia sẻ cho bạn về việc Chuyển đổi số trong sản xuất và xu hướng trong tương lai


chuyển đổi số trong ngành sản xuất

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH SẢN XUẤT

Chuyển đổi số trong sản xuất được hiểu là việc thay đổi phương thức làm việc với việc sự giúp ích của kĩ thuật số vào hoạt động sản xuất. Với mỗi một đơn vị, doanh nghiệp sản xuất ứng dụng chuyển đổi số có thể giúp thay đổi phương thức vận hành và nâng cao được hiệu suất cũng như tiết kiệm chi phí.

Qúa trình chuyển đổi số có thể mang lại được khá nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Một khi được tiến hành ứng dụng các quá trình chuyển đổi số thì sự liên kết thông tin được hiệu quả hơn tạo thành một hệ thống quản lý trung tâm và đồng nhất.

Có thể thấy được quá trình chuyển đổi số trong ngành sản xuất là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp. Nơi mà có sự kết hợp hài hòa giữa con người và máy móc

chuyển đổi số trong ngành sản xuất

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH SẢN XUẤT

Để có thể tiến hành thực hiện việc chuyển đổi số trong ngành sản xuất thì các doanh nghiệp cũng cần thực hiện thông qua các bước như sau:

  • Tạo dựng hạ tầng số

Bước đầu tiên cần thực hiện chính là xác định được quy mô của doanh nghiệp ra sao ? Những bộ phận cần số hóa trong doanh nghiệp để từ đó có kế hoạch xây dựng hạ tầng số.

Hiện nay xu hướng các doanh nghiệp sản xuất thực hiện 2 sự lựa chọn về việc lưu trữ cho các doanh nghiệp đó chính là dịch vụ đám mây tập trung hoặc sử dụng server vật lý.

Việc xác định loại dịch vụ nào sẽ là bước đầu tiên để các doanh nghiệp đầu tư mua máy móc điện tử, cơ sở dữ liệu vv.

Trong bước này thì việc áp dụng chuyển đổi số về mặt con người cũng là một điều vô cùng quan trọng để phục vụ việc quản lý tốt chuyển đổi số.

Có thể thấy được bước tạo dựng hạ tầng số doanh nghiệp sản xuất sẽ cần chú trọng vào nhân lực và vật lực thời gian đầu.

  • Số hoá tư liệu sản xuất

Sau khi các tổ chức, doanh nghiệp đã xong xuôi phần hạ tầng số để phục vụ cho việc triển khai nhà máy thông minh thì bước này cần tiến hành số hóa tư liệu sản xuất.

Bằng việc áp dụng các công nghệ số tiên tiến như IoT sẽ giúp kết nối các máy móc thiết bị trong nhà máy vào một mạng Internet nội bộ. Bên cạnh đó thì việc đánh giá xem xét thiết bị hiện tại có còn phù hợp để kết nối không cũng cực kì quan trọng.

chuyển đổi số trong ngành sản xuất

Thông tin dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được thu thập từ các thiết bị cảm biến và sẽ được đo đạc và xử lý cũng như chuyển đến hệ thống phân tích dữ liệu trung tâm.

  • Số hoá hệ thống quản trị

Việc thực hiện các vấn đề số hóa hệ thống thông tin quản trị cơ bản nhất cũng chính là bắt nguồn từ việc số hóa hệ thống tài liệu để giảm thiểu việc in ấn giấy tờ. Tiếp theo doanh nghiệp cần liên kết các dữ liệu thu được để có cái nhìn tổng thể về hoạt động của doanh nghiệp.

Để thực hiện tốt việc này hiện nay các Doanh Nghiệp sản xuất đã tích hợp thêm các hệ thống hiện đại như ERP – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hay MES – Hệ thống điều hành sản xuất vào quá trình sản xuất.

Trong mô hình nhà máy thông minh, dữ liệu từ IoT cùng các hệ thống phần mềm kể trên bổ trợ cho nhau, giúp cho các nhà quản lý có được cái nhìn tổng thể về toàn bộ quá trình sản xuất và hoạt động quản lý.

Việc triển khai nhà máy thông minh như thế nào phụ thuộc vào tình hình thực tế và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc số hóa toàn bộ dữ liệu trong doanh nghiệp là điều cần thiết.

NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP

Bên cạnh những lợi ích to lớn của công cuộc chuyển đổi số đến các doanh nghiệp sản xuất. Những thách thức đáng kể đến khi nhắc đến công cuộc chuyển đổi số có thể được thể hiện như sau:

  • Chi phí đầu tư ban đầu lớn:

Để việc chuyển đổi số phát huy hiệu quả thì giai đoạn đầu cần thiết phải đổ chi phí vào khá tốn kém. Đây chính là thách thức đầu tiên của quá trình này. Chi phí để đầu tư vào công nghệ mới, phần cứng và chi phí đào tạo nhân viên. Đây chính là áp lực cần doanh nghiệp sản xuất Việt phải vượt qua.

chuyển đổi số trong ngành sản xuất

  • Rủi ro về an toàn thông tin:

Việc sử dụng các thiết bị kết nối cùng lúc giúp lưu trữ thông tin. Điều này làm gây ra những rối loạn và rủi ro về an toàn thông tin. Các doanh nghiệp cần thiết phải đảm bảo lượng dữ liệu cũng như hệ thống thông tin mật bảo vệ chặt chẽ nhằm tránh mất thông tin quan trọng.

  • Thay đổi văn hóa và quản lý:

Việc chuyển đổi số cho ngành sản xuất không chỉ có liên quan đến trình độ công nghệ mà còn đòi hỏi có được sự thay đổi về mặt văn hóa cũng như quản lý trong một tổ chức. Thời gian đầu việc đào tạo cho con người sử dụng công nghệ mới cũng chính là một thách thức không hề nhỏ đòi hỏi doanh nghiệp phải vượt qua trong giai đoạn này.

  • Thách thức với dữ liệu lớn:

Việc tập hợp và sử dụng lượng lớn dữ liệu chính là một thách thức khác của doanh nghiệp gặp phải. Chính vì thế mà việc xử lý cũng như phân tích kĩ dữ liệu một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp sản xuất chủ động nắm bắt tiếp cận thông tin nhanh chóng hơn.

chuyển đổi số trong ngành sản xuất

  • Đào tạo nhân sự trở thành gánh nặng của doanh nghiệp:

Qúa trình chuyển đổi số không phải diễn ra một sớm một chiều. Do vậy quá trình nhân viên nghỉ việc và nhân viên mới vào thay thế cũng cần phải có sự đào tạo hòa nhập. Điều này giúp gia tăng gánh nặng đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp sản xuất khá lớn.

  • Tích hợp dữ liệu

Ngoài ra, các giải pháp phân tích dữ liệu có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tăng năng suất, cải thiện hiệu suất và nâng cao khả năng ra quyết định để đạt được ROI (tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư) tốt nhất.

Với việc áp dụng tốt các công nghệ chuyển đổi số như Machine Learning, Internet vạn vật IoT hay trí tuệ nhân tạo AI mà doanh nghiệp sản xuất có thể sử hữu nền tảng dữ liệu tập trung nhằm đưa ra được các quyết định với độ chính xác cao hơn.

  • Cải thiện an toàn

Trước kia với những khâu tiếp xúc với máy móc và hóa chất nguy hiểm phải dùng sức người. Điều này được giải quyết khi áp dụng công nghệ giúp thay thế các công đoạn nguy hiểm mà lại cho độ chính xác cao. Môi trường rủi ro của lĩnh vực sản xuất có thể được quản lý một cách hiệu quả bằng cách sử dụng các thiết bị thông minh vì chúng có thể xác định được bất kỳ mối đe dọa nào tiềm ẩn một cách khá nhanh chóng.

chuyển đổi số trong ngành sản xuất

Người vận hành có thể dễ dàng ghi lại và chuyển dữ liệu quan trọng khi đang di chuyển, giúp đơn giản hóa các quy trình phức tạp. Theo đó, năng suất của cả nhân viên sẽ tăng như thiết bị hiện đại.


LỢI ÍCH MÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ MANG LẠI

Việc các doanh nghiệp sản xuất áp dụng chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Những lợi ích thiết thực đó có thể kể đến như sau:

  • Giảm chi phí

Với giải pháp chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin nhanh chóng từ đó dễ dàng sản xuất đúng nhu cầu khách hàng và thị trường cần (Just-In-Time) đồng thời kiểm soát tốt lượng hàng tồn kho và giám sát quy trình sản xuất quan trọng với chuyển đổi số.

Nhờ tối ưu được nhân lực sản xuất về lâu dài sẽ giúp giảm thiểu chi phí tối đa.

  • Đảm bảo chất lượng hệ thống

Với việc áp dụng tốt nhất một hệ thống quản lý trong chuyển đổi số nên các doanh nghiệp sản xuất hoạt động hiệu quả hơn. Hàng hóa đảm bảo chất lượng tốt và từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí bảo dưỡng, sửa chữa vận chuyển.

  • Tích hợp dữ liệu

Với việc các doanh nghiệp sản xuất hiện nay có tích hợp cải tiến từ ứng dụng AI, Machine Learning hay IoT sẽ giúp dễ dàng tạo nên một hệ thống quản trị dữ liệu tập trung nhằm đưa ra các quyết định với độ chính xác cao hơn.

chuyển đổi số trong ngành sản xuất

  • Cải thiện an toàn

Với việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất sẽ giúp thay thế, giảm bớt nhân lực tại những khâu sản xuất nguy hiểm. Những ứng dụng công nghệ sẽ có độ chính xác cao và ổn định hơn con người do đó sẽ loại bỏ được chi phí và từ đó tăng năng suất đồng thời cải thiện được sự an toàn cho toàn bộ hệ thống vận hành.

  • Gia tăng sản lượng

Với việc ứng dụng chuyển đối số trong hoạt động sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp gia tăng và đạt được các mục tiêu kinh doanh như gia tăng hiệu suất làm việc, giảm thiểu chi phí, gia tăng sản lượng nhờ ứng dụng công nghệ máy móc vào quy trình sản xuất.

  • Thích ứng liên tục với nhu cầu khách hàng

Hiện nay trong bối cảnh tình hình kinh tế – chính trị và xã hội phát triển như hiện nay thì mong đợi của khách hàng ngày càng gia tăng. Các ứng dụng công nghệ có thể giúp hỗ trợ cho những nhà quản lý cách tiếp cận với khách hàng của mình để đáp ứng với những nhu cầu của họ.

Thông qua IoT hay AI, các nhà sản xuất có thể tổng hợp dữ liệu theo thời gian thực (real-time) về sở thích của khách hàng và xu hướng thị trường hiện tại. Vì vậy, doanh nghiệp có thể điều chỉnh quy trình sản xuất và các sản phẩm của mình một cách kịp thời và phù hợp hơn.

  • Thúc đẩy sự hợp tác giữa các phòng ban

Với một hệ thống hoàn chỉnh và bài bản có thể giúp khuyến khích các bộ phận trong công ty giao tiếp và hợp tác một cách hiệu quả hơn. Sự hợp tác giữa các phòng ban là rất quan trọng cho việc đổi mới quy trình sản xuất và giải quyết được tốt các vấn đề. Hiện nay, các nền tảng phần mềm rất đa dạng giúp các đội nhóm như thiết kế, sản xuất, bán hàng,… dễ dàng trao đổi và làm việc cùng nhau.

>>> Xem thêm: Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì? Hướng đi cho nền nông nghiệp


Doanh Nghiệp sản xuất đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế. Nhờ có lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất mà sẽ tạo ra hàng hóa và sự trao đổi điều tiết giữa các chủ thể trong xã hội được vận hành tốt hơn. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất đã giúp cho bạn hiểu hơn về xu hướng này. Nếu như bạn là nhà quản lý và chủ doanh nghiệp sản xuất thì đừng bỏ lỡ xu hướng này để doanh nghiệp phát triển bền vững trong kỉ nguyên số.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!