Việc chuyển đổi số trong ngành bán lẻ hiện nay chính là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0. Việc chuyển đổi số sẽ giúp thay đổi toàn diện cách thức mua sắm và tiêu dùng hiện nay theo hướng áp dụng công nghệ. Bài viết này diendaniso.com Sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ và lợi ích của chúng mang lại.
Nội dung
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG BÁN LẺ LÀ GÌ?
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ chính là việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực bán hàng. Thay vì trước kia tập trung vào sản phẩm thì doanh nghiệp bán lẻ sẽ cố gắng tập trung vào trải nghiệm của khách hàng của mình dựa trên hệ thống dữ liệu số đã được thu thập trước đó.
Doanh nghiệp có thể tiến hành chuyển đổi số ngành bán lẻ thông qua những hoạt động như:
- Chuyển đổi kênh bán hàng hiện đại hơn như thay thế điểm bán hàng Offline lên các sàn thương mại, kênh bán hàng online vv.
- Áp dụng các quy trình vận hành bằng việc số hóa như: thanh toán điện tử, giao hàng tận nô, tích điểm điện tử, mã khuyến mãi vv.
- Ứng dụng công nghệ trong quản trị, vận hành doanh nghiệp bằng cách sử dụng những phần mềm nhằm cung cấp các giải pháp quản lý bán hàng, bán hàng tự động hay quản lý nhân sự tài chính vv.
THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ KHÁ PHỔ BIẾN TRONG NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM
Việt Nam là nước đang phát triển nhanh chóng và số lượng các doanh nghiệp làm trong ngành bán lẻ khá lớn. Việc các tổ chức, doanh nghiệp Việt trong thời đại dịch Covid-19 đã khiến cho ngành bán lẻ chao đảo nhiều. Theo thống kê thì vào tháng 3 năm 2021 có hơn 8.700 doanh nghiệp Việt phải rời khỏi thị trường.
Để có thể thích ứng hơn với sự dịch chuyển của nền kinh tế số này thì các thương hiệu bán lẻ tại Việt Nam đang dần được biến đổi thành các doanh nghiệp số khi tập trung vào việc phát triển các cửa hàng trực tuyến.
Sau đó không lâu thì Nhiều tập đoàn bán lẻ đã tiên phong trong việc phát triển kênh mua sắm trực tuyến như: VinID, BigC,… Và ngày càng có nhiều các nền tảng mua sắm trực tuyến như Shopee, Lazada, Shopee, Tiki,... đang thúc đẩy hoạt động mua bán của nhiều ngành hàng.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam được dự đoán sẽ đạt hơn 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước vào năm 2022. Kinh doanh trực tuyến đang trở thành một bước quan trọng giúp doanh nghiệp bán lẻ tồn tại trong thời đại kỹ thuật số.
Những xu hướng khá quan trọng của chuyển đổi số Việt Nam hiện nay:
- Chuyển đổi kênh bán hàng hiện đại: Với những việc xây dựng những kênh bán hàng trực tuyến nhiều hơn.
- Số hóa phương thức thanh toán: Sự thay đổi từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán điện tử đã trở thành xu hướng phát triển.
- Sử dụng dữ liệu điện toán đám mây, phần mềm để chăm sóc khách hàng, thu thập dữ liệu
- Công nghệ số hóa đã cung cấp cho doanh nghiệp bán lẻ khả năng lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu khách hàng.
- Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất vận hành của doanh nghiệp bán lẻ
NHỮNG LỢI ÍCH MÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ MANG LẠI CHO NGÀNH BÁN LẺ
Với việc chuyển đổi số trong ngành bán lẻ thì sẽ giúp mang lại nhiều hơn nữa những lợi ích cho doanh nghiệp thuộc ngành này. Cụ thể có thể là những lợi ích như sau:
-
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Xuất phát từ chính mục tiêu của việc chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là nâng cao được trải nghiệm của khách hàng. Việc áp dụng này giúp gia tăng được sự hài lòng của khách hàng bằng việc:
Thanh toán nhanh chóng hơn: Việc thanh toán thuận tiện và an toàn là điều mà khách hàng đang hướng đến. Khách hàng có thể thanh toán thông qua thẻ ngân hàng hay ví điện tử.
Nâng cao trải nghiệm với công nghệ thực tế ảo (AR) hay thực tế tăng cường (AR): Với việc doanh nghiệp làm trong một số ngành bán lẻ đặc thù việc áp dụng công nghệ thực tế ảo AR sẽ giúp khách hàng hình dung ra được rõ nét về sản phẩm.
Kiểm tra sản phẩm nhanh chóng với mã QR: mã QR phục vụ việc thanh toán, mua sắm nhanh chóng hoặc đơn giản là kiểm tra toàn bộ thông tin về sản phẩm.
-
Tự động hóa các quy trình làm việc và hệ thống vận hành
Việc ứng dụng những thành tựu và công nghệ vào một trong những quy trình sản xuất kinh doanh cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được hiệu suất làm việc đồng thời tối ưu hóa lại quy trình hoạt động của bạn.
Quản lý bán lẻ: Doanh nghiệp cũng sẽ quản lý tốt được khả năng thanh toán một cách hiệu quả nhất và các kết nối với khách hàng từ đó cũng được hiệu quả hơn.
Quản lý kế toán: Việc hỗ trợ tra soát tốt các hóa đơn, dự báo một cách chính xác các mức độ chi phí trong tương lai, hỗ trợ theo dõi doanh thu/chi phí/hợp đồng, lập báo cáo tài chính chi tiết.
Quản trị quan hệ khách hàng: Việc quản lý tốt các loại thông tin cũng sẽ cá nhân hóa thông tin với khách hàng của bạn. Đồng thời có thể lập báo cáo chi tiết hoạt động chăm sóc khách hàng,…
Giải pháp ERP: giúp nhà bán lẻ xây dựng, tùy chỉnh, quản lý web thương mại điện tử nhanh chóng, dễ dàng.
Hỗ trợ quản lý nhân sự: giúp doanh nghiệp quản lý thông tin từng nhân viên, phòng ban, hỗ trợ lập kế hoạch, theo dõi quy trình đào tạo, ứng dụng trong tính lương nhân sự hiệu quả.
Cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp
Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG BÁN LẺ
Việc áp dụng các thành tựu khoa học về công nghệ vào ngành bán lẻ đã dần dần tạo ra được sự phát triển đột phá thúc đẩy cả ngành tiến lên. Trong số đó có áp dụng những phương pháp chuyển đổi số trong bán lẻ có thể kể đến như sau:
Cá nhân hóa trải nghiệm
Ngành bán lẻ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều hướng đến việc cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng,. Nhũng người tiêu dùng hiện nay sẽ càng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm mang tính cá nhân hóa với sở thích và nhu cầu của họ. Việc này sẽ bao gồm:
- Làm quen và hiểu rõ khách hàng: Doanh nghiệp ngành bán lẻ có thể thu thập thông tin cá nhân và lịch sử mua sắm của khách hàng của bạn. Qua đây, doanh nghiệp có thể hiểu chính xác về từng đối tượng khách hàng và xây dựng các chiến lược phù hợp.
- Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Dựa trên thông tin đã thu thập, doanh nghiệp có thể cung cấp gợi ý sản phẩm, dịch vụ hoặc ưu đãi cụ thể cho từng khách hàng. Điều này tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt hơn và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
App doanh nghiệp riêng
Việc ứng dụng kỹ thuật số của doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ diễn ra mạnh mẽ tại nhiều loại hình doanh nghiệp. Một trong số đó chính là xu hướng xây dựng app doanh nghiệp riêng trên ứng dụng di động để giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng hơn. Tính nang qua app này có thê mang lại những lợi ích như sau:
- Tạo không gian cá nhân cho khách hàng: Những ứng dụng di động của khách hàng này giúp nâng cao được trải nghiệm của khách hàng tạo ra dấu ấn cá nhân hóa trải nghiệm. Khách hàng có thể dễ dàng tìm sản phẩm, nhận phiếu giảm giá, kết nối với dịch vụ khách hàng và theo dõi tin tức công ty.
- Thu thập dữ liệu giá trị: Khi khách hàng tiến hành đăng kí thì doanh nghiệp có thể thu thập được thông tin cá nhân của khách hàng để tạo thành cơ sở dữ liệu riêng của mình từ đó cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc lại cho khách hàng của bạn.
- Dễ dàng quảng cáo và xây dựng thương hiệu: Việc có thiết kế app riêng cũng sẽ là một cách quảng bá thương hiệu dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. The Coffee House là một ví dụ. Họ đã đạt được thành công trong việc chăm sóc khách hàng và đảm bảo hoạt động bền vững, ngay cả trong các thời kỳ khó khăn như dịch Covid-19.
Mua sắm ảo
Với việc mua sắm ảo chính là một trong những cách tiếp cận sáng tạo trong lĩnh vực bán lẻ có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa thế giới trực tuyến và các cửa hàng thực tế. Việc trải nghiệm mua sắm ảo sẽ giúp cho bạn có thể hiểu rõ được sản phẩm của mình ngay tại nhà mà không cần phải đến tận cửa hàng,
Những lợi ích của mua sắm ảo:
- Dự đoán tỷ lệ chuyển đổi: Việc áp dụng mua sắm ảo có thể giúp cho bạn theo dõi được số lượng người mua sắm sẽ đến cửa hàng của bạn. Nhờ vào sự cá nhân hóa trải nghiệm nên khách hàng sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn lên đến 70%.
- Phát triển kinh doanh linh hoạt: Việc này giúp duy trì được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngay khi khách hàng không cần đến cửa hàng của bạn. Điều này giúp tư vấn viên cung cấp công cụ và hỗ trợ cho khách hàng mua sắm ngay cả khi cửa hàng thực đóng cửa.
- Khách hàng trung thành: Việc tạo dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp lâu dài có thể tạo nên mối quan hệ trung thành cho doanh nghiệp của bạn.
- Đại sứ thương hiệu: Người tiêu dùng hiện nay có thể xem các video được chia sẻ bởi KOL hay KOC về trải nghiệm mua hàng hay đánh giá sản phẩm trong quá trình mua sắm trực tuyến.
Tương tác thực tế ảo (Augmented Reality)
Tương tác thực tế ảo (AR) cũng sẽ là một tương lai của việc chuyển đổi số trong nhiều năm tới. Những thương hiệu có sử dụng AR có thể giúp cho khách hàng của bạn có thể “trải nghiệm trước khi mua”. Điều này có thể mang đến những lợi ích to lớn như:
- Tăng tương tác của khách hàng với sản phẩm: Thông qua các trải nghiệm từ thực tế ảo AR có thể giúp khách hàng tương tác như thật với sản phẩm của bạn. Từ đó kích thích họ mua sắm một cách nhiều hơn.
- Quảng cáo tương tác: Thực tế ảo có thể giúp mở ra được xu hướng mới với quảng cáo tương tác ở bất kỳ địa điểm nào mà người ta có thể nghĩ ra.
>>>> Chuyển đổi số ngành F&B: Các Tác động và Quy trình chuyển đổi
Có thể thấy được từ khi bùng nổ công nghệ thông tin các ngành bán lẻ được hưởng lợi rất nhiều trong việc chuyển đổi số này. Bài viết trong chuyên mục chuyển đổi số này hy vọng đã cho bạn phần nào hiểu hơn về các ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ. Đừng quên theo dõi những thông tin mới nhất của chúng tôi.