Chuỗi cung ứng là gì? Qui trình hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng

0
SHARES
582
VIEWS

Bạn là nhà quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp. Bạn đã từng nghe nhiều về hệ thống chuỗi cung ứng. Bạn tự hỏi thực chất chuỗi cung ứng là gì ? Cách thức để có thể vạn hành chuỗi cung ứng hiệu quả nhất ? Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về những điều thú vị xung quanh chuỗi cung ứng.

chuỗi cung ứng là gì


CHUỖI CUNG ỨNG LÀ GÌ ?

Chuỗi cung ứng trong tiếng anh được gọi là Supply Chain. Đây là một nhóm những tổ chức, con người, nhân lực đi kèm với các hoạt động vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dịch vụ từ nhà cung cấp cho đến tay khách hàng. Việc quản trị chuỗi cung ứng có thể bao gồm khá nhiều việc như hoạch định sản xuất cũng như quản lý hoạt động có liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng, mua hàng, hoạt động quản trị.

Những thành phần tạo nên chuỗi cung ứng bao gồm khá nhiều có thể kể đến như nhà sản xuất, các nhà cung cấp nguyên liệu, hàng hóa, các đại lý bán buôn bán lẻ, vận tải, kho bãi vv.

chuỗi cung ứng là gì

Tóm lại: Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả Logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi Logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất.

>> Xem thêm: Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng


TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG TRONG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH

Có thể nói chuỗi cung ứng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thời đại toàn cầu hóa. Chuỗi cung ứng gần như tham gia vào tất cả các hoạt động sống của con người. Lấy ví dụ như để làm ra một chiếc váy thì sẽ cần phải trải qua nhiều khâu và đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Từ các nhà cung cấp vải, khóa, khuy áo, cho đến cung cấp chỉ may. Vv. Hệ thống vận chuyển từ nơi này đến các đại lý cửa hàng bán lẻ cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Một doanh nghiệp có thể vận hành chuỗi cung ứng thuận lợi được coi là một bước tiến mạnh mẽ trên con đường xây dựng và phát triển công ty. Việc quản lý tốt chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

quản lý chuỗi cung ứng

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng còn giúp cho doanh nghiệp:

  • Vận hành bộ máy sản xuất, kinh doanh theo lề lối, trật tự thống nhất.
  • Hạn chế rủi ro trong quản lý và sản xuất sản phẩm, dịch vụ.
  • Nâng cao mức độ đón nhận, phủ sóng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
  • Tạo cơ sở để nhà quản lý hoạch định chiến lược đúng đắn; phân bố nhân lực, vật tư đúng chỗ. Từ đó, hoạt động kinh doanh, sản xuất được nâng cao và phát triển.

QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

Như chúng ta đã chia sẻ thì chuỗi cung ứng sẽ bao gồm nhiều hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa từ đơn vị sản xuất đầu cho đến đơn vị bán lẻ cuối và cho khách hàng cuối cùng. Cả một chuỗi cung ứng vận hành nhịp nhàng với nhau tạo ra sự luân chuyển các dòng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đan xen trong nền kinh tế với nhau và giữa các quốc gia với nhau tạo nên một nền kinh tế tuần hoàn.

Tuy nhiên một quy trình hoạt động trong chuỗi cung ứng sẽ thường bao gồm có những bước như sau:

Bước 1: Hoạch định:

Tại bước khởi đầu này thì sẽ bao gồm các công đoạn đầu tiên liên quan đến hoạt động lên kế hoạch và tổ chức cho 3 quy trình còn lại. Thông thường sẽ liên quan đến:

+ Dự báo cung cầu: Việc này có thể được xác định một cách rõ ràng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường nhằm tổ chức sản xuất cho phù hợp và tránh trường hợp dư thùa lượng hàng tồn kho một cách quá mức.

+ Định giá sản phẩm: Yếu tố giá cả là một trong những nhân tố khá quan trọng đối với một doanh nghiệp nói chung và người tiêu dùng nói riêng. Sản phẩm này có tính chất cạnh tranh trên thị trường hay không cần doanh nghiệp phải có sự phân tích kĩ lưỡng.

quan-ly-chuo-cung-ung-toan-cau

+ Quản lý lưu kho: Với việc quản lý tốt lượng hàng tồn kho sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt nguồn vốn và chi phí sản xuất. Hiện nay việc giảm và loại bỏ lượng hàng tồn kho xuống mức thấp sẽ giúp làm giảm giá thành sản phẩm cuối cùng.

Bước 2: Tìm kiếm nguồn hàng:

Mục đích của hoạt động này nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được điểm mạnh hoặc điểm yếu của các nhà cung cấp khác nhau, từ đó làm cơ sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình. Trong việc tìm kiếm nguồn hàng, có 2 hoạt động chính cần lưu ý:

+ Thu mua
+ Bán chịu

Bước 3: Sản xuất:

Việc sản xuất chính là một hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc này giúp cho doanh nghiệp của bạn tạo được ra lợi nhuận một cách tối ưu và bền vững

Công đoạn sản xuất thông thường sẽ có 3 hoạt động chính là thiết kế sản xuất, lập quy trình sản xất và quản lý phương tiện.

Bước 4: Phân phối:

Tại bước này có thể trải qua nhiều quá trình quan trọng đó chính là quá trình phân phối vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối. Một số hoạt động này có thể kể đến như sau:

+ Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể, đáp ứng nhu cầu khách hàng theo đúng thời gian qui định trong hợp đồng.

+ Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, thời gian, địa điểm… mà khách hàng cần


SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG HIỆN ĐẠI NGÀY NAY

Để có thể tạo ra được một sơ đồ chuỗi cung ứng chuẩn áp dụng linh hoạt cho nhiều doanh nghiệp hiện nay thì có khá nhiều mô hình sơ đồ đã được triển khai. Một trong số đó là mô hình SCOR (Supply Chain Operations Reference Model) đã được xem như một chuẩn mực về chuỗi cung ứng hàng đầu trên thế giới.

quản lý chuỗi cung ứng

Mô hình chuỗi cung ứng chuẩn quốc tế SCOR gồm 6 quy trình:

  • Lập kế hoạch (Plan).
  • Tìm nguồn cung ứng (Source)
  • Sản xuất (Make).
  • Deliver (Phân phối).
  • Trả hàng (Return).
  • Hỗ trợ (Enable).

Mô hình này được tham chiếu và vận dụng tại nhiều công ty ở các lĩnh vực khác nhau. Dựa vào SCOR, họ tự phát triển chuỗi cung ứng của riêng mình. Mô hình SCOR hoạt động theo chiều ngang (horizontal). Điều này khác với phương pháp quản lý theo phòng ban (vertical) như nhiều mô hình cũ.

Nhờ vậy, các thành phần trong chuỗi cung ứng phối hợp nhịp nhàng, nâng cao vai trò của logistics, giao nhận, tồn kho, dịch vụ khách hàng, kế hoạch nguồn lực,… Tất cả mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Có thể nói việc thiết kế, hoạch định các chiến lược của các doanh nghiệp sẽ tác động lớn đến sự phát triển của toàn chuỗi cung ứng. Do các doanh nghiệp là đầu mối và mắt xích quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Hoạt động của doanh nghiệp khỏe mạnh sẽ có thể giúp doanh nghiệp tạo ra được nhiều sản phẩm tốt hơn, đảm bảo chất lượng và giúp toàn bộ chuỗi cung ứng được mạnh khỏe hơn.

>> Xem thêm: Quản lí chuỗi cung ứng bền vững (SSCM) là gì ?


Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn thấu đáo hơn về các chuỗi cung ứng trong nền kinh tế. Những chiến lược của doanh nghiệp sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế và toàn bộ chuỗi cung ứng mà họ tham gia. Đón xem những bài viết mới hơn của chúng tôi để gips doanh nghiệp của bạn hoạt động tốt hơn.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!