Chứng nhận WRAP về Trách Nhiệm Xã Hội Ngành May Mặc

0
SHARES
238
VIEWS

Chương trình chứng nhận WRAP ra đời từ năm 2000 sau hàng loạt các cáo buộc về việc bóc lột lao động xảy ra trong ngành may mặc thế giới. Từ đó đến nay chương trình chứng nhận WRAP trở thành bộ quy tắc trách nhiệm xã hội thông dụng nhất đảm bảo các nhà máy dệt may tuân thủ 12 nguyên tắc nhằm đảm bảo quy trình sản xuất an toàn, hợp pháp và có đạo đức.

WRAP LÀ GÌ ?

WRAP: Worldwide Responsible Accredited Production. Đây là một tổ chức công nhận trách nhiệm xã hội trong sản xuất toàn cầu. Tổ chức này làm việc khách quan độc lập và phi lợi nhuận. Nơi đây quy tụ các chuyên gia hàng đầu toàn thế giới về việc tuân thủ trách nhiệm xã hội nhằm thúc đẩy việc sản xuất an toàn, hợp pháp và có đạo đức thông qua việc chứng nhận.


LỊCH SỬ RA ĐỜI CHỨNG NHẬN WRAP

Lịch sử ra đời chương trình chứng nhận WRAP bắt nguồn từ những năm 1990. Khi mà tại các nhà máy may mặc trên thế giới rộ lên những cáo buộc về việc bóc lột sức lao động của công nhân làm việc nhất là công nhân nữ. Hàng loạt những cáo buộc khác về môi trường làm việc không đảm bảo an toàn và làm việc quá số giờ quy định. Việc này tiềm tàng mối nguy cho ngành công nghiệp may mặc toàn cầu. Chính vì thế mà Hiệp hội sản xuất y phục Mỹ (nay là Hiệp hội y phục và da giày Mỹ) đã thực hiện việc điều phối các hoạt động để đáp lại vấn đề này. Một lực lượng đặc nhiệm đã được thành lập và đã nhận được các ý kiến ủng hộ ​​từ nhiều bên khác nhau bao gồm cả các thương hiệu, nhà cung cấp, các tổ chức phi chính phủ, các học viện, và các quan chức chính phủ. Dựa trên những phát hiện của họ, lực lượng đặc nhiệm đề xuất sáng kiến lập ra một tổ chức thứ 3 độc lập với các ảnh hưởng của chính phủ hoặc công ty để xác định và giảm thiểu các điều kiện bóc lột người lao động ở các nhà máy trên toàn thế giới. Những  cái tên đầu tiên trong Ban điều hành được ghi vào năm 1999 và WRAP đã chính thức được thành lập vào năm 2000.

Là một tổ chức độc lập và phi lợi nhuận. Uy tín của chương trình chứng nhận WRAP dựa vào việc đảm bảo tính khách quan. Cho đến nay WRAP đã phát triển để trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc tuân thủ trách nhiệm xã hội và là một đối tác chuỗi cung ứng độc lập đáng tin cậy cho hàng chục công ty trên khắp thế giới và hiện có khoảng 9000 cơ sở được chứng nhận WRAP trên khắp thế giới, sử dụng hơn chục triệu người lao động.


ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA CHỨNG NHẬN WRAP

Chương trình chứng nhận WRAP có thể được được áp dụng cho khác nhiều đơn vị tuy nhiên chủ yếu tập trung vào các sản phẩm may mặc, ngành may mặc và giày dép cũng như các ngành có liên qun có nhà máy sản xuất. Xưởng may và công nhân sản xuất. Những tổ chức này có số lượng nhân công đông đảo và đa phần có hiểu biết thấp nên cần được bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp.


12 NGUYÊN TẮC CỦA WRAP 

  1. Tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành
  2. Cấm sử dụng lao động cưỡng bức
  3. Cấm sử dụng lao động trẻ em
  4. Cấm quấy rối và lạm dụng
  5. Lương bổng và phúc lợi
  6. Giờ làm việc
  7. Cấm phân biệt đối xử
  8. An toàn vệ sinh lao động
  9. Tự do hiệp hội và thỏa ước tập thể
  10. Môi trường
  11. Tuân thủ các quy định thuế quan
  12. An ninh

LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI ĐƯỢC CHỨNG NHẬN WRAP

Chương trình chứng nhận WRAP mang đến cho ngành công nghiệp may mặc nhiều lợi ích to lớn về cải thiện điều kiện làm việc cũng như phúc lợi với người lao động. Chứng nhận này như một lời cam kết của ngành may mặc với trách nhiệm xã hội thông qua 12 nguyên tắc của WRAP. Những lợi ích có thể kể đến như:

  • Cải thiện điều kiện làm việc của người lao động giúp họ có môi trường làm việc lý tưởng hơn, an toàn hơn và thoải mái hơn. Từ đó mang lại an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi công nhân được làm việc trong một môi trường an toàn, đảm bảo các điều kiện cần thiết và sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng công việc.
  • Các nhà sản xuất trong ngành may mặc được chứng nhận WRAP sẽ giúp nâng cao hình ảnh, văn hóa doanh nghiệp và cả thương hiệu của mình trong mắt khách hàng, đối tác.
  • Nhiều doanh nghiệp được đào tạo WRAP người lao động sẽ làm việc năng suất hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh sảm phẩm và dịch vụ.
  • Chứng nhận WRAP là tấm vé thông hành cho hàng hóa có thể xuất khẩu sang các khu vực Châu Âu, Mỹ, Anh… và các nước phát triển đặt ưu tiên quyền lợi con người lên hàng đầu.
  • Chương trình chứng nhận WRAP giúp doanh nghiệp đáp ứng đày đủ các yêu càu về luật pháp về trách nhiệm với người lao động và phù hợp với luật bản địa.

QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN WRAP

Chương trình cấp chứng nhận WRAP là một chương trình độc lập và khách quan. Doanh Nghiệp khi tiến hành áp dụng và đáp ứng đủ các yêu cầu của chương trình sẽ được cấp chứng nhận có thời hạn theo số điểm họ đạt được. Diendaniso.com xin chia sẻ đến bạn 5 bước trong quy trình cấp chứng nhận WRAP để doanh nghiệp của bạn hiểu rõ.

  1. Đăng ký chứng nhận WRAP

Doanh Nghiệp của bạn sẽ tiến hành nộp thông tin cơ bản cho WRAP và trả phí đăng ký là 1.195 đô la Mỹ.

Click vào đây để gửi đơn

  1. Tự đánh giá trước khi chính thức đánh giá WRAP

Bước thứ 2 có yêu cầu các cơ sở tiến hành việc tự đánh giá (pre-audit self-assessment) trước khi kỳ đánh giá chính thức nhằm đáp ứng việc thực hành tuân thủ trách nhiệm xã hội trong vòng 90 ngày ( với các cơ sở mới) Một số tài nguyên để giúp các cơ sở sử dụng trong việc tự đánh giá trước khi đánh giá chính thức.

  1. Các tổ chức đánh giá WRAP

Sau khi đã gửi một bản tự đánh giá Self-Assessment thì cơ sở sẽ chọn lựa tổ chức đánh giá được WRAP công nhận (WRAP-accredited monitoring organization) để đánh giá cơ sở theo 12 nguyên tắc của WRAP. Việc tự đánh giá này cần phải được thông qua trong vòng 6 tháng kể từ khi trả phí đăng kí để tránh phải đăng kí lại.

  1. Đánh giá WRAP

Tổ chức WRAP sẽ tiến hành xem xét các báo cáo đánh giá của người giám sát và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có xác nhận cơ sở hay không. Nếu như WRAP quyết định không cấp chứng nhận thì cơ sở đó sẽ được thông báo để có những sửa chữa cần thực hiện và công ty giám sát sẽ tiến hành kiểm tra bổ sung. Trường hợp cơ sở không thực hiện thỏa đáng các khuyến nghị trong thời hạn sáu tháng ban đàu thì cần phải tiến hành thanh toán phí đăng kí lại ( tức là thực hiện việc đăng kí lại và đóng lệ phí như ban đầu).

  1. Chứng nhận WRAP

Sau khi đánh giá và có kết quả. Tùy thuộc vào điểm trong báo cáo đánh giá mà cơ sở đạt được sẽ có 3 cấp chứng nhận WAP được trao cho cơ sở đó. Sau khi được chứng nhận, tất cả các cơ sở được chứng nhận phải chịu 1 cuộc đánh giá ngẫu nhiên, không báo trước, trong thời gian chứng nhận của họ.


CÁC CẤP CHỨNG NHẬN CỦA WRAP

Như đã nói ở trên thì có 3 cấp chứng nhận WRAP dành cho cơ sở sản xuất dệt may đó chính là bạch kim, vàng và bạc. Một số đặc điểm của chứng nhận đó có thể được kể đến như sau:

CHỨNG NHẬN BẠCH KIM – PLATINUM (Có giá trị trong 2 năm)

Chứng nhận bạch kim được trao cho các cơ sở đã thể hiện sự tuân thủ đầy đủ với 12 Nguyên tắc của WRAP cho 3 lần đánh giá chứng nhận liên tiếp. Các cơ sở bạch kim phải vượt qua mọi cuộc đánh giá mà không cần phải có hành động khắc phục (corrective action) hoặc khuyến nghị cải tiến (observation) và duy trì chứng nhận liên tục mà không có khoảng cách giữa các giai đoạn chứng nhận. Đây là hạng cao nhất của chương trình chứng nhận WRAP mà bất kì cơ sở nào cũng mong muốn có được

CHỨNG NHẬN VÀNG – GOLD (Có giá trị trong 1 năm)

Chứng nhận vàng là cấp chứng nhận WRAP tiêu chuẩn (standard WRAP certification level), được trao cho các cơ sở thể hiện sự tuân thủ đầy đủ với 12 Nguyên tắc của WRAP.

CHỨNG NHẬN BẠC – SILVER (Có giá trị trong 6 tháng)

Một cơ sở có thể yêu cầu chứng chỉ Bạc nếu một cuộc đánh giá cho thấy rằng cơ sở đã tuân thủ đáng kể với 12 Nguyên tắc của WRAP, nhưng có những điều không tuân thủ nhỏ trong chính sách, thủ tục hoặc đào tạo phải được giải quyết. Các cơ sở có thể không có bất kỳ sự không tuân thủ “cờ đỏ” (“red flag”) nào (bao gồm lao động trẻ em, các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe & an toàn hoặc các vấn đề môi trường; lao động tù nhân, cưỡng bức hoặc lao động không tự nguyện; hoặc quấy rối hoặc lạm dụng nhân viên) và phải chứng minh rằng nhân viên được trả ít nhất mức lương tối thiểu hợp pháp và bất kỳ khoản chi trả làm thêm giờ cần thiết nào.

Các cơ sở mong muốn có chứng chỉ Bạc phải đệ trình yêu cầu bằng văn bản gửi tới trụ sở của WRAP, gửi kế hoạch hành động khắc phục bao gồm mọi bằng chứng khắc phục cùng với yêu cầu này. Hội đồng Đánh giá WRAP cũng có thể đề nghị chứng nhận Bạc nếu cơ sở gặp khó khăn trong việc đạt được sự tuân thủ đầy đủ hoặc có các yếu tố rủi ro khác có thể ngăn cản họ tuân thủ trong toàn bộ thời gian của chứng nhận Vàng. Tất cả các cơ sở được chứng nhận Bạc đều đủ điều kiện để gia hạn đăng ký WRAP với mức phí giảm còn 895 đô la Mỹ, miễn là họ nộp đơn lại trước khi hết hạn giấy chứng nhận. Một cơ sở có thể được trao không quá 3 chứng nhận Bạc liên tiếp.


MỘT SỐ CHÚ Ý VỀ CHỨNG NHẬN WRAP

1: Chính sách hủy chứng nhận của WRAP

Các cơ sở được chứng nhận WRAP phải tuân thủ đầy đủ 12 Nguyên tắc của WRAP trong thời gian chứng nhận hoặc họ có thể phải bị hủy chứng nhận. Một cơ sở có thể bị hủy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:

– Không sửa các lỗi không tuân thủ được tìm thấy trong PCA một cách kịp thời

– Từ chối thực hiện quy trình khắc phục để sửa các lỗi không tuân thủ được tìm thấy trong PCA

– Vi phạm liên quan đến các vấn đề trong chính sách không khoan nhượng (xem bên dưới)

– Không cho phép đánh giá viên thực hiện đánh giá sau chứng nhận (Post-Certification Audit -PCA)

2: Chính sách không khoan nhượng của WRAP

Nếu bất cứ lúc nào, WRAP biết rằng bất kỳ nhà máy nào trong chương trình WRAP tham gia hoặc liên quan đến bất kỳ vấn đề nào về Không khoan nhượng dưới đây, nhà máy sẽ tự động bị hủy chứng nhận (nếu có) và bị cấm tham gia chương trình WRAP trong mọi khả năng mà không có tùy chọn để trở lại cũng như không được chứng nhận trong tương lai.

– Vi phạm nhân quyền có chủ ý và đang diễn ra, bao gồm:

+ Lao động trẻ em, bao gồm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (nô lệ, lao động cưỡng bức, buôn bán, nông nô, tù nợ, mại dâm, khiêu dâm, làm việc liên quan đến trẻ em trong hoạt động bất hợp pháp hoặc làm việc có khả năng gây hại cho trẻ em về thể chất hoặc đạo đức)

+ Lao động cưỡng bức (lao động theo ràng buộc, không cho phép người lao động tự ý rời đi (nghỉ việc), bắt buộc phải làm thêm giờ)

+ Đối xử vô nhân đạo (sử dụng các mối đe dọa gây tổn hại về thể chất hoặc trừng phạt thân thể, ép buộc về tinh thần hoặc thể xác).

– Hành động phi đạo đức khuyến khích (các) đánh giá viên thỏa hiệp tính toàn vẹn, độc lập của họ

– Đe dọa gây tổn hại về thể chất đối với nhóm đánh giá

– Trình bày sai chứng chỉ hoặc báo cáo đánh giá (tức là chứng chỉ hoặc báo cáo giả mạo bị thay đổi hoặc giả mạo)

– Trình bày sai các quy trình sản xuất (nghĩa là ẩn / giấu các đánh giá viên về toàn bộ / một phần các khu vực sản xuất và / hoặc các quá trình)

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!