Chứng Nhận SA8000 Trách Nhiệm Xã Hội Cho Doanh Nghiệp

0
SHARES
288
VIEWS

Ra đời từ năm 1997 cho đến nay. Chương trình chứng nhận SA8000 được tổ chức SAI sáng lập và được coi như là tiêu chuẩn chứng nhận trách nhiệm xã hội hàng đầu cho các nhà máy và tổ chức trên toàn cầu. Ngày càng nhiều các đơn vị được chứng nhận SA 8000 và con số này không ngừng tăng lên mỗi năm.

SA 8000 LÀ GÌ ?

Chương trình chứng nhận SA 8000 được viết tắt bởi cụm từ Social Accountability 8000. Đây là hệ thống về quản lý về Trách Nhiệm Xã Hội đầu tiên được phát triển bởi SAI (Social Accountability International) tổ chức trách nhiệm xã hội Quốc tế.

Tiêu chuẩn SA 8000 là một trong những chứng nhận xã hội hàng đầu thế giới. Tiêu chuẩn này cung cấp cho người dùng một khuôn khổ mang tính tổng thể. Nó cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, ngành nghề, quốc gia chứng minh được sự quan tâm và đãi ngộ công bằng đối với nhân sự, người lao động.

SA 8000 PHIÊN BẢN MỚI NHẤT

SA 8000:2014 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn SA 8000. Nó đã thay thế SA8000:2008 vào tháng 6 năm 2014. Các thay đổi quan trọng nhất ở phiên bản này so với SA 8000:2008 bao gồm:

LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC HOẶC BẮT BUỘC

Doanh Nghiệp cần phải đảm bảo rằng người lao động của họ không phải trả bất kì một loại chi phí nào khi làm việc.

SỨC KHỎE VA SỰ AN TOÀN

Các Doanh Nghiệp cần đảm bảo an toàn sức khỏe bằng các biện pháp y tế và theo dõi các mối nguy về sức khỏe và an toàn.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ

Bộ tiêu chuẩn SA8000 phiên bản mới nhất giúp tăng cường của một hệ thống Quản lý. Nó giúp tổ chức tích hợp các yêu cầu của Tiêu chuẩn SA 8000 vào sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp có thể tự mình đánh giá Trách nhiệm xã hội của mình. Hoặc thuê tổ chức đánh giá độc lập. Việc đánh giá nhằm đo lường hệ thống quản lý của tổ chức trong 10 lĩnh vực trong Trách nhiệm xã hội. Nó sẽ xác định sự phù hợp của Hệ thống tới đâu.

Tự đánh giá Trách nhiệm xã hội: Được hoàn thành bởi tổ chức xin chứng nhận SA 8000, việc tự đánh giá cung cấp điểm số cơ bản cho sự trưởng thành của hệ thống quản lý của tổ chức.

MỤC ĐÍCH CỦA CHỨNG NHẬN SA 8000

Mục đích lớn nhất của chứng nhận SA8000 nhằm cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc cho người lao động. SA 8000 tạo ra một bộ quy tắc toàn cầu đối với việc cải thiện điều kiện làm việc trong ngành sản xuất và giúp cho môi trường được công bằng và nhân văn hơn. Khi bạn mua hàng hóa sản phẩm sẽ tin tưởng rằng chúng được tạo ra phù hợp với bộ tiêu chuẩn được công nhận.


NHỮNG YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẦN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI SA 8000

Chương trình chứng nhận SA8000 có đưa ra các yêu cầu về vấn đề nhân quyền cùng các điều kiện làm việc của người lao động. Cụ thể sẽ bao gồm những vấn đề như sau:

Lao động trẻ em: SA 8000 có đưa ra các yêu cầu các doanh nghiệp không được phép tuyển dụng công nhân làm việc dưới 15 tuổi. Cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻ em nào.

Lao động cưỡng bức: Tiêu chuẩn SA8000 có yeu cầu các doanh nghiệp không ép buộc lao động cưỡng bức. Chúng bao gồm các hình thức lao động phụ thuộc, trả nợ và đặt cọc giấy tờ tùy thân hoặc bằng tiền.

Sức khỏe và an toàn: SA 8000 có yêu cầu các doanh nghiệp cần đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động.

Tự do đoàn thể và quyền thương lược tập thể: Người lao động có quyền thành lập và tham gia công đoàn và có quyền thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động.

Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị.

Kỷ luật lao động: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói.

Thời gian làm việc: Bộ tiêu chuẩn SA8000 có tuân thủ theo luật pháp địa phương nước sở tại đặc biệt là luật lao động. Có các yêu cầu về số giờ làm việc trong bất kì trường hợp nào và thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/ tuần. Và cứ 7 ngày làm việc sẽ cần có một ngày nghỉ cho nhân viên. Về giờ làm việc thêm sẽ không vượt quá 12 giờ/ người/ tuần trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Thù lao: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc một tuần cần phải đáp ứng đựoc với luật pháp và tiêu chuẩn ngành. Lương cần phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động như ăn, ở, sinh hoạt vv Ngoài ra không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương.

Các Hệ thống quản lý: Các Doanh Nghiệp, tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ SA 8000 cần phải được xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình


ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG SA 8000 ?

Chương trình chứng nhận SA8000 có thể áp dụng cho nhiều loại hình tổ chức, thuộc mọi quy mô và ngành nghề khác nhau. Đặc biệt phù hợp với các tổ chức mong muốn:

– Tự chứng tỏ sự tuận thủ với các chính sách về trách nhiệm xã hội,

– Muốn chứng tỏ sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác,

– Được chứng nhận bởi một tổ chức bên thứ ba về hệ thống trách nhiệm xã hội.


LỢI ÍCH CHO DOANH NGHIỆP KHI ĐẠT CHỨNG NHẬN SA 8000

Có thể nói việc ngày càng nhiều doanh nghiệp/ tổ chức áp dụng SA8000 và được chứng nhận sẽ mang đến cho bản thân doanh nghiệp nhiều lợi ích ở nhiều khía cạnh như sau:

Lợi ích cho thị trường:

– SA8000 giúp cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ SA 8000 như là một điều kiện bắt buộc,

– Giúp doanh nghiệp nâng cao được uy tín và hình ảnh của mình trong mắt khách hàng,

– Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động trách nhiệm xã hội,

– Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức,

– Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người tham gia tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường là động đang có sự cạnh tranh mãnh mẽ như hiện nay,

Lợi ích kinh tế:

– SA 8000 giúp doanh nghiệp của bạn tránh được các khoản tiền phạt không đáng có do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội,

– Giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các rủi ro về chi phí khi giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,

– Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự,

– Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.

Quản lý rủi ro:

– Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,

– Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm,

– Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).

Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:

– Được sự đảm bảo của bên thứ ba,

– Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,

– Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.


QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN SA8000

SA8000 là chương trình đánh giá chứng nhận. Doanh Nghiệp muốn nhận được giấy chứng nhận cần trải qua các bước cơ bản như sau:

Đánh giá sơ bộ (tùy chọn)

Các chuyên gia đánh giá của chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ để tìm hiểu xem doanh nghiệp đã áp dụng các yêu cầu theo quy định của tiêu chuẩn hay chưa và, nếu có, xác định cụ thể các yêu cầu ấy.

Kiểm tra tài liệu

Đội ngũ đánh giá viên sẽ xác định sự phù hợp giữa tài liệu hệ thống quản lý trách nhiệm của doanh nghiệp với các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn SA 8000.

Đánh giá

Doanh nghiệp chứng minh hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội được áp dụng tại doanh nghiệp. Các chuyên gia đánh giá của chúng tôi đánh giá hiệu quả của hệ thống ấy.

Cấp chứng nhận

Nếu đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận đã tuân thủ hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệptheo tiêu chuẩn SA 8000.

Đánh giá giám sát

Chúng tôi đánh giá giám sát hàng năm nhằm giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến các quy trình sản xuất kinh doanh.

Gia hạn giấy chứng nhận

Ba năm một lần, doanh nghiệp cần được đánh giá lại để gia hạn giấy chứng nhận. Điều đó đảm bảo quá trình cải tiến liên tục cũng như thể hiện sự cam kết lâu dài của doanh nghiệp đối với đối tác và khách hàng về các điều kiện làm việc có trách nhiệm với xã hội.


Phần kết luận

SA8000 khá dễ hiểu so với một số khung kiểm toán xã hội phức tạp hơn như SMETA . Bây giờ bạn

đã hiểu chín yêu cầu này của danh sách kiểm tra kiểm toán tuân thủ xã hội SA8000, bạn sẽ có thể đọc và hiểu báo cáo kiểm toán của mình.

So với các khung kiểm toán xã hội khác như SEDEX-SMETA, WRAP, BSCI thì SA 8000 được xem là khá dễ hiểu. SA8000 được phục vụ như một tiêu chuẩn để giữ cho các nhà cung cấp của bạn chịu trách nhiệm cho các hoạt động sản xuất có đạo đức.

Để giảm thiểu rủi ro vi phạm pháp luật và các thỏa ước lao động tập thể dẫn đến các vụ đình công. Các doanh nghiệp hãy tiến hành áp dụng các hệ thống đánh giá trách nhiệm xã hội trong đó có SA8000 để đảm bảo tuân thủ đạo đức trách nhiệm xã hội.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!