Vấn đề An toàn Thực phẩm luôn luôn là một trong những vấn đề toàn cầu. Để đảm bảo được an toàn từ nơi cung cấp đến bàn ăn thì nhiều bộ tiêu chuẩn Quốc tế đã ra đời. Một trong số đó chính là bộ tiêu chuẩn BRCGS ra đời như một tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm được công nhận rộng rãi.
BRCGS cho an toàn thực phẩm: Tiêu chuẩn toàn cầu của Hiệp hội bán lẻ Anh cho ngành sản xuất, chế biến và đóng gói thành phần thực phẩm và thực phẩm.
BRCGS là tiêu chuẩn toàn cầu BRC (Uy tín Thương hiệu thông qua sự Tuân thủ), thương hiệu mới được xây dựng để thay thế BRC (Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc) và có thể tiếp cận thị trường toàn cầu.
BRC Global Standards về An toàn thực phẩm, Vật liệu bao bì và bao bì, Bảo quản và Phân phối, Sản phẩm Tiêu dùng, Đại lý và Môi giới, Bán lẻ và Gluten free đặt ra tiêu chuẩn cho các thực hành sản xuất tốt trong chuỗi cung ứng và giúp cung cấp sự đảm bảo cho khách hàng rằng sản phẩm an toàn, hợp pháp và chất lượng cao.
Nội dung
SỰ RA ĐỜI CỦA BRC VÀ ĐỔI TÊN THÀNH BRCGS
Tiêu chuẩn BRC được viết tắt bởi cụm từ BRC Global Standard for Food Safety. Đây là bộ tiêu chuẩn được sử dụng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện sản xuất Attp khi tổ chức tiến hành xây dựng theo tiêu chuẩn BRC. Tổ chức có hệ thống quản lý được chứng nhận BRC có thể tạo ra được một môi trường làm việc tốt giúp giảm thiểu những rủi ro an toàn thực phẩm. Từ đó sẽ giúp tạo ra được một trong những sản phẩm chất lượng cao hơn. Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và luật pháp. Hiện nay BRC hiện nay là BRCGS – viết tắt của British Retail Consortium Global Standards. Về cơ bản, họ chỉ kết hợp tên của các tiêu chuẩn mà họ được biết đến trong ngành công nghiệp thực phẩm.
CÁC MÔ ĐUN BỔ SUNG
- BRC – Traded goods
- BRC – Meat Supply Chain Assurance
- BRC – ASDA Retailer Addendum – Audit module
- BRC -ASDA Free from module
- BRC – Food Safety Modernization Act (FSMA)
- BRC – Association of European Coeliac Society (AOEC Gluten Free)
- Chương trình Global Market Program đang thay đổi thương hiệu thành BRC START!
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN BRCGS FOOD
Bộ tiêu chuẩn An Toàn Thực Phẩm toàn cầu BRC có những thiết lập về các yêu cầu ches biến thực phẩm có thể được áp dụng cho hầu hết các tổ chức nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm như: Các công ty, nhà máy kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nói chung, thủy sản, rượu, dầu ăn, chế biến đồ hộp đông lạnh vv
Bên cạnh đó bộ tiêu chuẩn BRC không áp dụng cho các hoạt động có liên quan đến việc bán nhập khẩu hay sỉ lẻ tồn tại ngoài sự kiểm soát của các công ty.
BỘ TIÊU CHUẨN BRCGS CÓ ĐƯA RA NHỮNG YÊU CẦU GÌ ?
Theo bộ tiêu chuẩn BRC có các yêu cầu đến những vấn đề như:
- Cam kết quản lý
- Các chương trình tiên quyết
- Sổ tay hướng dẫn sử dụng chất lượng và an toàn thực phẩm HACCP
- Hồ sơ kiểm soát nội bộ Kiểm toán nội bộ
- Thông số kỹ thuật phê duyệt của nhà cung cấp
- Hành động khắc phục Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
- Truy xuất nguồn gốc
- Xử lý khiếu nại
- Quản lý sự cố
- Tiêu chuẩn địa điểm
- Thiết kế và phát triển sản phẩm
- Quản lý nguồn gốc dị ứng , tình trạng đảm bảo và danh tính
- Vật liệu bảo quản Kiểm tra sản phẩm và Kiểm tra Phát hành Sản phẩm
- Kiểm soát hoạt động
- Hiệu chuẩn và Kiểm soát Đào tạo
- Thiết bị Đo lường và Giám sát
LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN BRCGS
Theo ước tính thì có hơn 20000 doanh nghiệp tại 30 quốc gia áp dụng hệ thống quản an toàn thực phẩm theo BRC. Hơn 60% trong số các nhà sản xuất hàng đầu sử dụng BRC trong hệ thống của mình. Do họ nhận thấy được nhiều lợi ích to lớn từ việc đạt được giấy chứng nhận BRC mang lại:
- Tuân thủ các yêu cầu về pháp luật trong việc sản xuất và phân phối thực phẩm.
- Chứng minh các sản phẩm hàng hóa của bạn đảm bảo an toàn thực phẩm và cho nguồn chất lượng tốt nhất.
- Chứng minh hệ thống có năng lực đảm bảo quản lý attp
- Giúp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng của bạn
- Giảm thiểu những rào cản thương mại từ đó mở ra những cơ hội về xuất khẩu vào thị trường
- Giúp gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN BRC CHO DOANH NGHIỆP
Bước 1: Thành lập ban dự án BRC
Tổ chức của bạn cần tiến hành thành lập ban dự án BRC. Việc này khá tương đồng với việc thành lập ban ISO. Thành viên của ban dự án sẽ thường là các trưởng phó dự án và phòng ban.
Bước 2: Đào tạo nhận thức bộ tiêu chuẩn BRCGS/IFS FOOD.
Tổ chức thực phẩm cần đào tạo cho cán bộ nhân viên công ty để nắm được các yêu cầu của hệ thống BRC. Việc đào tạo này bao gồm đào tạo nhận thức. Đào tạo diễn giải các yêu cầu triển khai của tiêu chuẩn.
Bước 3: xây dựng hệ thống tài liệu
Tổ chức của bạn cần tiến hành xây dựng soạn thảo hệ thống tài liệu đầy đủ đáp ứng với hệ thống tiêu chuẩn BRC. Hệ thống tài liệu cần được soạn thảo phù hợp với từng phòng ban bộ phận để áp dụng hiệu quả sau này.
Bước 4: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn
Tổ chức của bạn cần cho ban hành và áp dụng hệ thống tài liệu đã xây dựng. Với những tổ chức lần đầu triển khai BRCGS thì nên tìm đơn vị tư vấn hướng dẫn các thành viên trong ban BRC ghi chép hồ sơ theo tài liệu đã ban hành.
Bước 5: Đào tạo và đánh giá nội bộ
Ở bước này đơn vị tư vấn sẽ tiến hành hướng dẫn ban BRC của doanh nghiệp bạn triển khai dự án kỹ thuật, duy trì hệ thống, đào tạo đánh giá nội bộ. Khi được đào tạo đánh giá nội bộ nhân viên trong doanh nghiệp bạn đặc biệt là ban BRC sẽ trở thành các đánh giá viên nội bộ giúp duy trì hệ thống BRC cho đơn vị mình.
Bước 6: Thực hiện đánh giá nội bộ
Tổ chức/ doanh nghiệp của bạn sẽ tiến hành đánh giá nội bộ toàn bộ các bộ phận. Các đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp tiến hành đánh giá nhằm học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế trong việc đánh giá. Đơn vị tư vấn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bạn trong bước này.
Bước 7: Hướng dẫn khắc phục phòng ngừa
Sau khi tổ chức của bạn được đánh giá nội bộ. Lúc này sẽ phát sinh những điểm không phù hợp trong hệ thống của doanh nghiệp bạn. Lúc này bạn cần khắc phục theo các yêu cầu của tiêu chuẩn BRC càng sớm càng tốt.
Bước 8: Đánh giá nội bộ lần 2
Khi đã tiến hành khắc phục các điểm không phù hợp ở lần đánh giá nội bộ đầu tiên thì doanh nghiệp bạn nên đánh giá nội bộ lại một lần nữa để đảm bảo đã khắc phục hết được các lỗi của lần đánh giá đầu tiên.
Bước 9 : Đăng ký chứng nhân
Tổ chức của bạn hiện tại đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc được chứng nhận BRC. Lúc này doanh nghiệp của bạn sẽ tiến hành đăng ký với tổ chức chứng nhận BRC uy tín để được đánh giá chứng nhận.
Bước 10: Đánh giá chứng nhận chính thức
Sau khi đã kí kết hợp đồng đánh giá với tổ chức chứng nhận. Lúc này tổ chức chứng nhận sẽ cử đoàn chuyên gia xuống tổ chức để đánh giá mức độ phù hợp theo tiêu chuẩn BRC.
Bước 11: Cấp chứng chỉ BRCGS và duy trì tiêu chuẩn.
Sau khi cuộc đánh giá kết thúc. Lúc này một kết quả đánh giá sẽ được đưa ra. Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành thẩm xét hồ sơ và kết luận, khắc phục lỗi đánh giá (nếu có), doanh nghiệp tiến hành gửi đầy đủ bằng chứng cho đơn vị chứng nhận và đợi nhận giấy chứng nhận. Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp cần phải luôn luôn duy trì tính hiệu lực của tiêu chuẩn.
THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ CHỨNG NHẬN BRCGS
Thông thường thời gian cho cả quá trình tư vấn, đánh giá, chứng nhận the tiêu chuẩn BRC là từ 2-3 tháng. Tùy thuộc vào quy mô khác nhau, vị trí khác nhau và các yêu cầu khác nhau mà mỗi tổ chức/ doanh nghiệp có thời gian và chi phí chứng nhận khác nhau.
Hiện nay đã có hơn 19.000 cơ sở trên toàn thế giới được chứng nhận Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm BRCGS. Để thêm tổ chức hoặc cơ sở của bạn vào danh sách này, doanh nghiệp của bạn sẽ cần phải xây dựng một hệ thống quản lý đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn, ký hợp đồng với Tổ chức chứng nhận để thực hiện đánh giá chứng nhận và vượt qua cuộc đánh giá để được chứng nhận. Sau đó, tổ chức của bạn sẽ cần phải có các cuộc đánh giá thường xuyên bởi Tổ chức chứng nhận để duy trì đăng ký. Hy vọng những chia sẻ trê đây của diendaniso.com đã giúp bạn phần nào hiểu về chứng nhận BRCGS.