Chỉ số ROE là gì? Cách tính Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

0
SHARES
50
VIEWS

Trong phân tích tài chính thì chỉ số ROE là chỉ số được các nhà phân tích tài chính quan tâm. Chỉ số này đo lường hiệu suất lợi nhuận mà một doanh nghiệp tạo ra từ vốn chủ sở hữu. Theo dõi ROE sẽ cho phép đánh giá được mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp ra sao. Bài viết này diendaniso.com xin chia sẻ cho bạ về Chỉ số ROE là gì? Cách tính Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


chỉ số roe

CHỈ SỐ ROE LÀ GÌ ?

Chỉ số ROE dược viết tắt bởi cụm từ Return On Equity dịch ra tiếng việt có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.

Chỉ số ROE chi biết doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận hàng năm từ 1 đồng vốn chủ sở hữu hiện có của công ty.

Với chỉ số ROE này được thể hiện trên Báo cáo Kết quả kinh doanh (KQKD) và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân, trên Bảng cân đối kế toán. Khi nhìn vào đây chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ nắm được rõ tình hình tài chính và sức khỏe của công ty.

Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ ROE

Chỉ số ROE là một chỉ số cực kì quan trọng trong tài chính doanh nghiệp. Chỉ số ROE có đóng vai trò khá quan trọng trong việc dánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

  • Đánh giá hiệu suất tài chính: Chỉ số này có phản ánh khá rõ nét về khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu. Chỉ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn một cách khá hiệu quả.
  • So sánh với đối thủ trong ngành: Chỉ số ROE là một phần trong việc phản ánh tốt được hiệu suất tài chính của doanh nghiệp với các đối thủ cùng ngành. Chỉ số này giúp các nhà quản trị có thể xác định dược vị thế doanh nghiệp trên thị trường.
  • Thể hiện sức mạnh tài chính: ROE cao thường phản ánh sức mạnh tài chính của doanh nghiệp và khả năng thu hút đầu tư hoặc tài trợ với lãi suất thấp.
  • Đánh giá tăng trưởng: Việc phân tích chỉ số ROE có thể giúp cho các nhà quản lý đánh giá được khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.  Nếu ROE tăng đều theo thời gian, điều này cho thấy doanh nghiệp đang quản lý vốn chủ sở hữu hiệu quả và tạo ra lợi nhuận bền vững.

chỉ số ROE


CÔNG THỨC TÍNH CHỈ SỐ ROE – RETURN ON EQUITY

Hiện nay các doanh nghiệp có tiến hành dựa vào công thức tính ROE phổ biến như sau:

ROE = Thu nhập ròng / Vốn chủ sở hữu trung bình của các cổ đông

Trong đó:

  • Thu nhập ròng: Đây là khoản lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp thu được trước khi chia trả cổ tức cho cổ đông và lão khoản vay.
  • Vốn chủ sở hữu trung bình của các cổ đông: Đây được tính là tổng vốn chủ sở hữu ở đầu kỳ và cuối kỳ trong một khoảng thời gian mà công ty có thu nhập ròng. Thông thường thì dữ liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của công ty.

chỉ số roe

Bên cạnh đó có một cách tính chỉ số ROE khác như sau:

ROE = Sustainable Growth Rate (SGR) / Retention Ratio

Trong đó:

  • SGR: Hiện nay đây chính là tốc độ tăng trưởng khá bền vững mà các công ty có thể tiến hành duy trì mà không cần phải gia tăng vốn chủ sở hữu hay tăng nợ.
  • Retention Ratio là tỷ lệ giữ lại lợi nhuận trong công ty, được tính bằng công thức: 1 – tỷ lệ cổ tức chi trả cho cổ đông.

Hướng dẫn phân tích chỉ số ROE

Khi bạn tính được ra con số chỉ số ROE thì có hiểu rõ được khả năng sinh lời của mỗi một đồng vốn chủ sở hữu mang lại:

  • Nếu ROE dương, điều này cho thấy doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi.
  • Nếu ROE âm, doanh nghiệp vận hành thiếu hiệu quả và đang ghi nhận lỗ.

Khi ROE của một doanh nghiệp cao, có thể thấy rằng công ty có tiềm năng phát triển, và nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư vào công ty đó. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, thời vụ kinh doanh và mức độ rủi ro.

Chỉ số ROE càng cao thì có thể nhận thấy công ty có tiềm năng phát triển và nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư vào công ty đó. Điều này cho thấy công ty hiện đang hoạt động tốt và ban lãnh đạo đó có thể tiếp tục duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại của mình.

Chỉ số ROE này càng thấp cho thấy ban lãnh đạo cần xem xét cũng như điều chỉnh chiến lược kinh doanh để có thể đạt được hiệu quả một cách tốt hơn nữa.

chỉ số roe


CÁC YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI CHỈ ROE LÀ GÌ ?

Hiện nay chỉ số ROE – Return On Equity chịu sự chi phối và bị ảnh hưởng bởi những yếu tố chính như tỷ suất lợi nhuận ròng, vòng quay của tài sản cũng như đòn bẩy tài chính. Cụ thể như sau:

  • Tỷ suất lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng hay tỷ suất lợi nhuận ròng được tính theo công thức sau:

Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu

Chỉ số Tỷ suất lợi nhuận ròng này cho bạn biết được mỗi đồng doanh thu công ty bỏ ra có mức lợi nhuận là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao cho biết doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hay không. Điều này có cho biết được lợi thế cạnh tranh.

  • Vòng quay tài sản

Yếu tố thứ hai chính là vòng quay tài sản. Yếu tố ày cho biết được hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số này tăng cho thấy doanh nghiệp của bạn đang tạo ra được nhiều doanh thu hơn từ tài sản hiện có. Chỉ số này được tính với công thức:

Vòng quay tài sản = (Doanh thu / Tổng tài sản)

  • Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là một chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp, được tính theo công thức

Đòn bẩy tài chính = (Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu).

Khi chỉ số đòn bẩy tài chính tăng, điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn vay từ bên ngoài nhiều hơn để thực hiện sản xuất và kinh doanh.


MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA CHỈ SỐ ROE

Là một chỉ số quan trọng trong việc phân tích tình hình tài chính. Tuy nhiên nếu chỉ xét đơn lẻ một chỉ số này thì cũng sẽ có một số mặt hạn chế như sau:

Chỉ số ROE không ổn định khi lợi nhuận bất thường

Do sự không ổn định trong lợi nhuận của một doanh nghiệp khiến cho chỉ số ROE không đồng đều. Việc này sẽ khiến khó khăn cho nhà quản lý trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và ra quyết định.

Bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán

Việc chỉ số ROE phụ thuộc khá nhiều vào việc điều chỉnh các chính sách của kế toán. Một số vấn đề có thể kể dến như chính sách kéo dài tuổi thọ hoặc giảm tỷ lệ khấu hao để gia tăng sự cạnh tranh hoặc thu hồi vốn đầu tư. Ngoài ra, trong công thức tính ROE không bao gồm các tài sản vô hình như sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ,… Điều này dẫn đến sai lệch trong phép tính và không phản ánh đầy đủ lợi thế của từng công ty.

chỉ số ROE

Chỉ số ROE bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ

Chỉ số ROE – Return on equity này thường bị ảnh hưởng và có chút sai lệch do bị thâu tóm cổ phiếu. Đây là điều vẫn xảy ra khi các doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của mình trên thị trường nhằm giảm vốn chủ sở hữu. Khi lợi nhuận sau thuế không thay đổi và vốn chủ sở hữu giảm thì chỉ số ROE này mô hình chung sẽ tăng. Việc này không đánh giá đúng mức được khả năng thực tế của doanh nghiệp.

Có thể thấy được chỉ số ROE là chỉ số cực kì quan trọng nhằm đánh giá được hiệu suất lợi nhuận cũng như sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Hiểu rõ bản chất, những ưu điểm và hạn chế của chỉ số này cũng sẽ giúp cho các nhà quản lý thực hiện được hiệu quả hon hoạt động doanh nghiệp của bạn.

CHỈ SỐ ROE NÀY BAO NHIÊU LÀ TỐT ?

Chỉ số ROE trong các ngành khác nhau là khác nhau. Những doanh nghiệp có quy mô khác nhau cũng dẫn đến chỉ số này không đồng đều. Để hiểu được chỉ số ROE này bao nhiêu là tốt bạn cần phải tính toán cũng như so sánh ROE của doanh nghiệp với các đối thủ trong ngành.

Tuy nhiên cách này cũng có những nhược điểm nhất định như như:

  • Cả ngành cùng hoạt động kém, tỷ suất sinh lời không cao thì liệu 1 doanh nghiệp hoạt động đỡ kém nhất có xứng đáng được đầu tư?
  • ROE đôi khi phụ thuộc chu kỳ doanh nghiệp

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!