Chỉ số ICOR là gì ? Ý nghĩa của hệ số ICOR trong nền kinh tế Việt Nam

0
SHARES
477
VIEWS

Trong nền kinh tế hiện nay việc đánh giá hiệu quả khi sử dụng vốn chính là yếu tố hàng đầu quan trọng cần nắm vững. Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn chính là thước đo để giúp các doanh nghiệp, tổ chức đưa ra những kế hoạch mới trong tương lai một cách chính xác hơn. Vậy Chỉ số ICOR là gì, ưu nhược điểm và cách sử dụng chỉ số ICOR như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số ICOR


CHỈ SỐ ICOR LÀ GÌ ?

Chỉ số ICOR được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh Incremental Capital – Output Ratio. Đây có nghĩa là Hệ số sử dụng vốn hay còn gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng.

Theo định nghĩa trên thì khi một doanh nghiệp sử dụng đồng vốn để sản xuất kinh doanh họ đã cần phải thực hiện tính toán trước đó về chỉ số Hiệu quả sử dụng vốn rồi. Nhờ chỉ số ICOR sẽ có thể biết được muốn thêm một đơn vị sản lượng thì cần phải bỏ ra bao nhiêu vốn đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định.

Không chỉ là chỉ số quan trọng của doanh nghiệp đa ngành để lên phương án kinh doanh phù hợp. Chỉ số ICOR còn có ý nghĩa đối với một nền kinh tế, một khu vực hay một Quốc gia. Các nhà kinh tế học hoàn toàn có thể dựa vào ICOR để biết cần phải bỏ ra bao nhiêu vốn để tăng được 1 đồng sản lượng GDP của một nền kinh tế.

Chỉ số ICOR


Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ ICOR

Chỉ số ICOR giúp định hình và tính toán mức độ dùng vốn trong nền kinh tế nói chung. Điều này chỉ ra được với những nền kinh tế sử dụng nhiều vốn thì chỉ số ICOR sẽ cao còn lại với nhiều nền kinh tế như Việt Nam sử dụng nhiều lao động thì chỉ số ICOR chắc chắn sẽ thấp. (Vốn ở đây đề cập đến thiết bị máy móc, công nghệ vv)

Bên cạnh đó ý nghĩa của chỉ số ICOR còn được thể hiện ở chỗ chúng chỉ ra được mối liên kết giữa vốn – tư bản và đầu tư – GDP. Khi nền kinh tế có ICOR quá to thì cần mất một lượng tư bản để xây dựng giá trị GDP tương ứng. Gỉa sử chỉ số ICOR của đất nước chúng ta là 9 thì có nghĩa là để xây dựng 1 đồng GDP tăng trưởng thì chúng ta sẽ phải đầu tư 8 đồng.

>> Xem thêm: Tái cơ cấu nền kinh tế là gì ?


TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN SỬ DỤNG CHỈ SỐ ICOR

Chỉ số ICOR thường được sử dụng trong những trường như sau:

  • Khi tổ chức, doanh nghiệp triển khai các kế hoạch kinh tế cần thước đo về hiệu quả sử dụng vốn.
  • Khi các tổ chức, doanh nghiệp muốn so sánh các nhân tố phát triển khác nhau thì nên sử dụng chỉ số ICOR để phản ánh. Chỉ số này càng cao chứng tỏ số vốn bỏ ra đầu tư sẽ càng lớn và ngược lại.
  • Sử dụng chỉ số ICOR để so sánh kết quả sử dụng vốn, tức là so sánh hiệu quả dùng vốn giữa thời kỳ trước với thời kỳ sau giữa các nền kinh tế. Điều này cho phép doanh nghiệp có cứ liệu lịch sử trước đó để rút kinh nghiệm và lên kế hoạch cụ thể cho mục tiêu mới.

Chỉ số ICOR


CÁCH TÍNH CHỈ SỐ ICOR CHUẨN XÁC NHẤT

Để có thể tính được chỉ số ICOR một cách chính xác thì chúng tôi đưa ra cho bạn công thức tính chỉ số này.
ICOR = (Kt – Kt – 1) / (Yt – Yt -1).

Trong đó

  • K là số vốn đầu tư,
  • Y là sản lượng đạt được,
  • t là kỳ báo cáo,
  • t-1 là kỳ trước.

Chú ý việc gia tăng sản lượng thực tế bao gồm nhiều yếu tố tác động lên chứ không phải do một yếu tố duy nhất là vốn. Chính vì thế khi tính chỉ số ICOR thì sẽ cố định các nhân tố khác chỉ có sự gia tăng vốn giữa các thời kì hoặc những nền kinh tế.

Hệ số Icor cao hơn thì chứng tỏ là thời kỳ đó hoặc nền kinh tế khi đó có hiệu quả đầu tư kém. Và chỉ số Icor ở những nước phát triển thường sẽ có những chỉ số cao hơn nhiều khi so sánh với những quốc gia đang phát triển trên thế giới.


CÁCH SỬ DỤNG CHỈ SỐ ICOR MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

Chỉ số ICOR nhằm kế hoạch hóa kinh tế.

Chỉ số ICOR có thể giúp cho doanh nghiệp lên kế hoạch tăng trưởng trong tương lai gần theo từng thời kì. Sự gia tăng của chỉ số ICOR cao hơn kì trước cho doanh nghiệp biết cần tăng thêm vốn đầu tư trong kì này là mấy phần trăm so với những kỳ trước.

Vận dụng chỉ số Icor trong so sánh

• So sánh vai trò của vốn đối với những nhân tố tăng trưởng khác

Thông qua chỉ số ICOR mà các tổ chức, doanh nghiệp có thể biết được một đồng sản lượng sẽ được tạo ra bao nhiêu đồng vốn. Thông qua đó mọi người sẽ có thể thấy được những số vốn đầu tư đã được đem ra so sánh với những nhân tố tăng trưởng mới trong kế hoạch.

Một chỉ số ICOR càng cao sẽ đồng nghĩa với việc sử dụng những đồng vốn thiếu tính hiệu quả. bởi vì những doanh nghiệp đa ngành hiện nay cần khá nhiều vốn đầu tư cũng như vốn tự bỏ ra để tạo được sự tăng trưởng kinh tế doanh nghiệp.

Thông thường thì chỉ số Icor sẽ có những xu hướng tăng dần theo quy luật hiệu suất giảm thiểu dần, để tránh được điều này xảy ra thì những doanh nghiệp đó cần phải không ngừng cải thiện về mặt kỹ thuật nhằm tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn.

Chỉ số ICOR

• So sánh việc sử dụng vốn một cách hiệu quả

ChỈ số ICOR sẽ là thước đo dùng so sánh hiệu quả sử dụng vốn trong từng thời kì. Ngoài ra chúng còn đo việc sử dụng vốn giữa các nền kinh tế với nhau. Nếu như hệ số Icor lớn hơn thì chứng tỏ rằng thời kỳ kinh tế lúc đó hoặc nền kinh tế đấy đã dùng đồng vốn không có hiệu quả.

Mặc dù vậy thì cách mà chúng ta so sánh sự hiệu quả sử dụng vốn cũng sẽ gây ra nhiều sự bất lợi vì cách so sánh này sẽ dẫn tới việc thường xuyên vi phạm những giả thuyết đã được đặt ra vì giữa những thời kỳ kinh tế dài khác nhau cũng sẽ có những sự thay đổi công nghệ cũng như tỷ lệ kết hợp giữa lao động và vốn sẽ ít có sự giống nhau.


LỢI ÍCH CỦA CHỈ SỐ ICOR 

Nhờ có chỉ số ICOR mà sẽ có thể mang đến được nhiều thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp, tổ chức và cả nền kinh tế dự báo được sự phát triển trong tương lai gần. Một số tác dụng có thể được phản ánh như sau:

  • Hệ số ICOR có thể phản ánh số lượng vốn cần thiết để gia tăng đơn vị sản lượng từ đó giúp doanh nghiệp định hình hướng đầu tư trong tương lai.
  • ICOR có thể giúp dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong tương lai.
  • Ngoài ra, ICOR giúp nhận biết trình độ của công nghệ sản xuất. Công nghệ cần nhiều vốn thì hệ số ICOR sẽ cao và ngược lại.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHỈ SỐ ICOR 

Như đã chia sẻ ở bên trên thì chỉ số ICOR thường được sử dụng như một thước đo độ tăng trưởng của nền kinh tế thị trường ở nhiều thời kì khác nhau. Tuy nhiên chỉ số ICOR này có điểm mặt nhiều ưu điểm và nhược điểm nổi bật nhất mà chỉ số ICOR mang lại.

Ưu điểm nổi bật

Chỉ số ICOR chính là con số giúp các tổ chức, doanh nghiệp xác định được mục tiêu tăng trưởng trong thời kì mới. Nhờ có chỉ số ICOR sẽ giúp cho nền kinh tế đó dự báo trước được hệ số ICOR của thời kì trước đó làm căn cứ cho việc hoạch định xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Khi có kế hoạch phát triển kinh tế thì các nhà hoạch định sẽ căn cứ vào chỉ số ICOR để làm căn cứ giúp đánh giá được khả năng để có thể đạt được mục tiêu đề ra.

chỉ số ICOR

Nhược điểm của chỉ số Icor

Bên cạnh những mặt ưu điểm tác động tích cực đến nền kinh tế từng thời kỳ thì chỉ số Icor cũng có những mặt hạn chế mà chúng ta cần nắm được và có phương hướng khắc phục:

  • Do chỉ số ICOR đã được đơn giản hóa nên khó mà có thể đánh giá được các hiệu quả kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ kinh tế.
  • Thông thường chỉ số ICOR sẽ chỉ đánh giá được mức độ đầu tư ở hình thức đầu tư tài sản hữu hình mà chưa tính đến các tài sản vô hình. Điều này dẫn đến việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự chính xác.
  • Chỉ số Icor không có biểu hiện một cách rõ nét về trình độ kỹ thuật đối với phía các khâu sản xuất, bởi vì chỉ số Icor chính là tỷ lệ đầu tư hoặc là sản lượng được gia tăng.

>> Xem thêm: Chỉ số niềm tin kinh doanh BCI là gì ?


Tổng kết

Có thể nói chỉ số ICOR có vai trò quan trọng trong việc doanh nghiệp nhận định hiệu quả sử dụng vốn của mình. Đây cũng là một chỉ số đánh giá tăng trưởng của nền kinh tế trong hiện tại và có hoạch định trong tương lai. Hy vọng với bài viết trên của diendaniso.com bạn đã biết được những ý nghĩa cũng như ưu điểm và nhược điểm của chỉ số Icor là gì, từ đó mang tới cho bạn những thông tin hữu ích.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!