Bảo trì trong Công Nghiệp là gì ?

0
SHARES
97
VIEWS

Máy móc dùng trong quá trình sản xuất cũng như các ngành công nghiệp khác khi vận hành đều cần có thời gian bảo trì định kì. Tùy vào các loại máy khác nhau sẽ có những bước bảo trì tương ứng với chúng. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ đến bạn về việc bảo trì trong công nghiệp – Industrial Maintenance cho các loại máy móc kia.

BẢO TRÌ MÁY MÓC CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ ?

Việc bảo trì trong công nghiệp hay tiếng anh là Industrial Maintenance được hiểu là các hoạt động liên quan đến việc kiểm tra định kì các chức năng vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hoặc thay thế cho các thiết bị, máy móc và cơ sở hạ tầng vv. Việc bảo trì này sẽ được thực hiện định kì theo thời gian nhất định được định sẵn.

Việc bảo trì trong công nghiệp thực tế chính là sự kết hợp của các nhóm hoạt động trên. Việc bảo trì trong công nghiệp chủ yếu tập trung vào việc xác đnhj các thời gian hoạt động tối đa hóa trong sản xuất đồng thời có thể tối ưu hóa chi phí cũng như nguồn lực cho doanh nghiệp đó.


NHỮNG HÌNH THỨC BẢO TRÌ TRONG CÔNG NGHIỆP

Hiện nay việc bảo trì trong công nghiệp là việc làm được nhiều doanh nghiệp ưu tiên áp dụng. Việc bảo trì máy móc theo lịch trình kế hoạch giúp duy trì chất lượng của máy móc thiết bị cũng như hiệu suất hoạt động của chúng.

Tùy vào từng loại hình sản xuất của doanh nghiệp và số lượng máy móc, trang thiết bị khác nhau sẽ có quy trình bảo trì khác nhau. Việc bảo trì phải phù hợp với các chính sách của công ty và tuân thủ các quy định và nhu cầu bảo trì của loại tài sản. Hiện nay có các hình thức bảo trì được sử dụng trong doanh nghiệp như sau:

Bảo trì chủ động:

Việc bảo trì chủ động sẽ dựa vào các điều kiện thực tế. Trong đó hoạt động này có chú trọng vào nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề với mục tiêu kéo dài tuổi thọ máy móc khác nhau. Việc bảo trì này sẽ được xây dựng kế hoạch ngay từ đầu dựa vào thời gian hoạt động cả máy và tỷ lệ hao mòn và công suất theo từng loại máy móc nhất định.

Bảo trì theo chỉ định:

Việc bảo trì theo chỉ định được coi là một hoạt động có đưa ra bảo trì dự đoán tiến thêm một bước bằng cách không chỉ xác định sự thay đổi điều kiện mà còn có thể đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết các vấn đề. Với việc bảo trì này thì sẽ được khuyến cáo các nhà quản lý doanh nghiệp nên được giảm tốc độ ở một mức độ nhất định để kéo dài thời gian sản xuất trước khi tài sản có khả năng bị hỏng hóc.

Bảo trì tiên đoán:

Bảo trì tiên đoán hay còn có tên gọi khác là bảo trì theo lịch trình. Đây là loại bảo trì được sử dụng nhằm ngăn ngừa những hỏng hóc lớn có thể xảy ra với một kế hoạch bảo trì định kì và được xác định rõ ràng. Kế hoạch bảo trì này có bao gồm các nhiệm vụ bảo dưỡng đã được lên lịch sẵn có và dựa trên mức độ sử dụng tài sản và hao mòn theo thời gian.

Bảo trì Dự phòng

Bảo trì dự phòng (Predictive Maintenance) được coi là một loại hình bảo trì phòng ngừa và được thực hiện thông qua việc giám sát thiết bị liên tục và thu thập dữ liệu, sau đó sử dụng dữ liệu đó để dự đoán và xử lý trước sự cố của thiết bị.

Việc giám sát thiết bị được thực hiện bằng các công nghệ thu thập dữ liệu về tình trạng tài sản như đo nhiệt độ hồng ngoại, giám sát âm thanh, giám sát rung động hoặc phân tích dầu-cặn. Điều này làm cho bảo trì dự đoán trở thành một hình thức bảo trì dựa trên các điều kiện thực tế.


Xem thêm: Sự khác nhau giữa lập kế hoạch bảo trì và lập lịch bảo trì

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC BẢO TRÌ TRONG DOANH NGHIỆP

Việc bảo trì trong công nghiệp là hoạt động cần thiết và quan trọng khi có kế hoạch sản xuất đã lên lịch. Nếu không có kế hoạch bảo trì trong nế như có kế hoạch sản xuất mà trong khi máy móc bị hỏng hóc đột xuất do không được kiểm tra bảo trì định kì. Thiệt hại lúc này cũng sẽ rất lớn không thể đo đếm được. Tàm quan trọng của kế hoạch bảo trì được thể hiện dưới những khía cạnh như sau:

  • Giúp giảm nguy cơ hỏng hóc cho máy móc, thiết bị sử dụng tại doanh nghiệp từ đó về lâu dài sẽ kéo dài thời gian sử dụng và hiệu suất máy luôn ở mức cao nhất.
  • Giúp gia tăng độ an toàn cho nhân viên vận hành máy móc trực tiếp và giúp quản lý rủi ro thiệt hại do thương tật của doanh nghiệp về những thiệt hại do sự cố và hỏng hóc tài sản.
  • Quản lý một cách hiệu quả thời gian làm việc và không làm gián đoạn sản xuất từ đó không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Do có sự bảo trì định kì sẽ kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng máy móc thiết bị.
  • Giữ cho máy móc, tài sản của doanh nghiệp hoạt động liền mạch để đáp ứng tiến độ sản xuất và đảm bảo doanh thu theo kế hoạch;
  • Giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí vận hành.

 Kết luận

Nói tóm lại, bảo trì đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp, tạo điều kiện cho máy móc hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Các doanh nghiệp cần xây dựng các kế hoạch bảo trì tài sản, thiết bị, máy móc một cách kỹ lượng để tối ưu hóa sản xuất nhằm đạt được những mục tiêu đã được đề ra.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!