Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống tôm nước lợ, tôm biển

0
SHARES
15
VIEWS

Mới đây quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-34 -2: 2021/BNNPTNT đề cập đến giống tôm nước lợ, tôm biển đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Phần 2: Tôm hùm kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BNNPTNT.


>> Đo lường góp phần quan trọng trong kiểm soát sự bùng phát của đại dịch

Trong quy chuẩn này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quy định đến các chỉ tiêu kỹ thuật đối với tôm hùm giống của loài tôm hùm tre (Panulirus polyphagus), tôm hùm đá (Panulirus homarus), tôm hùm đỏ (Panulirus longipes).

Quy chuẩn này có áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động ương dưỡng và khai thác từ tự nhiên cũng như nhập khẩu tôm hùm giống có mặt tại Việt Nam.

Căn cứ theo các yêu cầu của kỹ thuật thì tôm hùm giống cần phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật nhằm quy định các tỷ lệ dị hình <0,5%, tình trạng sức khỏe không bị nhiễm bệnh sữa do tác nhân Rickettsia-like.

Về công bố hợp quy, đối với tôm hùm giống ương dưỡng và khai thác từ tự nhiên trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Với mặt hàng tôm hùm giống nhập khẩu thì việc chứng nhận hợp quy sẽ tuân the quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.

Về việc đánh giá sự phù hợp thì với mặt hàng tôm hùm giống được ương dưỡng trong nước sẽ thực hiện theo phương thức 5 (việc thử nghiệm mẫu điển hình cũng như đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại cơ sở sản xuất cũng như trên thị trường với việc đánh giá vào quá trình sản xuất.)

Nội dung đánh giá quá trình sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Đối với tôm hùm giống khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu: Thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).

Trường hợp tôm hùm giống khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu, sử dụng kết quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.

Theo: VietQ.vn

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!