Tìm hiểu về Audit nhà máy và các bước triển khai Audit nhà máy

0
SHARES
681
VIEWS

Để trở thành đối tác của các nhãn hàng lớn và là nhà phân phối của các sản phẩm do nhà máy sản xuất ra. Các nhà máy cần phải đạt được những tiêu chuẩn và quy định chung trong đảm bảo chất lượng quy trình sản xuất. Để làm được việc đó thì từ phía khách hàng thường sẽ tiến hành các cuộc audit nhà máy. Đây là quá trình giúp tìm ra được nhà máy đáp ứng đủ yêu cầu chất lượng để đặt nền tảng hợp tác sau này. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho các bạn tất tần tật về quá trình đánh giá (audit) nhà máy.

đánh giá nhà máy


AUDIT NHÀ MÁY LÀ GÌ ? 

Audit nhà máy hay thường được gọi dưới tên là đánh giá nhà máy. Đâu là quá trình mà một bên đến đánh giá trực tiếp tại nhà máy nhằm đánh giá đơn vị này về những khía cạnh khác nhau như Hệ thống QMS, EMS, trang thiết bị và vật tư làm việc, khả năng đáp ứng yêu cầu thực tế,…từ khía khách hàng yêu cầu.

Để nhận được sự hợp tác từ phía khách hàng thì ngoài những chứng nhận ra và năng lực thì việc đánh giá nhà máy trực tiếp sẽ là bước cuốc cùng để phía đối tác gật đầu đồng ý với nhà máy.

Thông thường công việc đánh giá này sẽ được triển khai bởi người mua hàng của nhà máy. Ngoài ra còn là các đơn vị đánh giá chứng nhận khi nhà máy theo đuổi một hệ thống tiêu chuẩn nào đó. Chưa hết một phần khác việc audit này đế từ nội tại nhà máy khi muốn tự đánh giá nội bộ cho doanh nghiệp của mình.


LỢI ÍCH CỦA QUÁ TRÌNH AUDIT NHÀ MÁY CHO DOANH NGHIỆP

Qúa trình audit nhà máy là quá trình có lợi cho cả phía nhà máy và đơn vị khách hàng muốn hợp tác với nhà máy đó. Một trong những lợi ích nổi bật có thể được kể ra ở đây.

  • Việc audit nhà máy sẽ giúp đảm bảo cho các sản phẩm từ phía nhà cung cấp đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của khách hàng và đối tác. Thông thường sẽ có những quy định về chất lượng, thời gian giao hàng, công suất đáp ứng, bảo vệ môi trường vv.
  • Nhà máy sẽ nắm được tình trạng sức khỏe của mình và từ đó có được những hướng để khắc phục và duy trì nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho doanh nghiệp.
  • Về phía khách hàng sẽ nắm được năng lực và khả năng đáp ứng của nhà máy. Ngược lại đây cũng là dịp để nhà máy chứng minh được năng lực của mình cho đối tác.
  • Việc audit nhà máy cũng sẽ là quá trình giúp giảm thiểu tối đa các vấn đề không may xảy ra như sản phẩm lỗi, hỏng hóc, sản xuất sai quy trình hay bị sai ở một công đoạn nào đó.
  • Giúp gắn kết hơn mối quan hệ giữa nhà cung cấp, sản xuất với bên khách hàng, nhà bán lẻ hơn.

đánh giá nhà máy


CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI AUDIT NHÀ MÁY

Qúa trình triển khai đánh giá nhà máy là quá trình đòi hỏi sự tương tác và hợp tác giữa hai phía cả nhà máy và đơn vị đánh giá ( khách hàng, tổ chức đánh giá) để cho ra được kết quả đánh giá chính xác nhất. Việc này cần cả hai bên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

NHÀ CUNG CẤP (SUPPLIER)

Một số công việc cần làm có thể được liệt kê ra như sau:

  • Cần xác định xem tiêu chuẩn hay hệ thống quản lý nào họ đang muốn hướng đến để chuẩn bị tài liệu cần thiết. Thông thường sẽ bao gồm các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001, Tiêu chuẩn BRC, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 22000.
  • Trước đó từ phía nhà máy nên có một cuộc đánh giá nội bộ để xem xét các điều kiện nội tại và khả năng đáp ứng của mình với phía đối tác từ đó có những hành động khắc phục và điều chỉnh trước khi khách hàng hoặc đơn vị đánh giá chứng nhận triển khai Audit nhà máy.

Chú ý: Việc đánh giá nội bộ là việc làm quan trọng trước khi tiếp đoàn đánh giá bên ngoài. Chính vì thế nên cần đội ngũ đánh giá viên nội bộ chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm. Do đó cần đào tạo cho đội ngũ nhân viên am hiểu sâu sắc về tiêu chuẩn ISO. Càng hiểu biết bao nhiêu lại càng tốt cho quá trình đánh giá bấy nhiều.

đánh giá nhà máy

KHÁCH HÀNG (CUSTOMER)

Về phía khách hàng công việc này sẽ khác với đơn vị nhà máy. Họ sẽ cần chuẩn bị một số nội dung như thu thập thông tin liên quan và tiến hành đánh giá AUDIT nhà máy trực tiếp và các hành động cần thiết sau đó.

Thu thập thông tin

  • Cần thu thập thông tin liên quan đến nhà cung cấp như hồ sơ năng lực, khiếu nại, các thông số kĩ thuật sản phẩm và các tiêu chuẩn trong việc sản xuất.
  • Yêu cầu nhà cung cấp gửi các bằng chứng, tài liệu hồ sơ có liên quan đến hệ thống kiểm soát chất lượng đang áp dụng cũng như khả năng đáp ứng sản xuất vv
  • Xác định thời gian, địa điểm và đội ngũ thực hiện quá trình đánh giá và thông báo cho phía nhà cung cấp.

Triển khai Audit nhà máy:

  • Triển khai đánh giá theo những tiêu chí đã chuẩn bị từ trước.
  • Quan sát thực tế tại nhà máy, ghi nhận lại những điểm chưa hợp lý hay cần cải tiến.
  • Ghi nhận những điểm mạnh, phù hợp và nổi bật của phía nhà cung cấp.
  • Yêu cầu phía nhà cung cấp giải trình thêm về các quy trình và tiêu chuẩn của họ nếu cần thiết.

Theo dõi các hành động cần thiết:

  • Sau buổi đánh giá trực tiếp tại nhà máy thì kết quả đánh giá sẽ được đưa ra. Lúc này khách hàng cần theo dõi quá trình khắc phục của nhà máy và báo cáo lại trong thời gian nhất định.
  • Cần theo dõi và đưa ra những cải tiến cũng như thực hiện việc khắc phục những điểm chưa hợp lý từ phía nhà cung cấp. Việc theo dõi và kiểm tra cần được thực hiện cho tới khi những động thái khắc phục và cải tiến từ phía nhà cung cấp được hoàn tất.

Hy vọng với những kiến thức mà diendaniso.com chia sẻ bên trên đây đã có thể giúp úy bạn đọc có được một câu trả lời tương đối sát về việc audit nhà máy là gì cùng các bước triển khai quá trình đánh giá này cho nhà máy. Đón đọc thêm nhiều bài viết của chúng tôi hơn nữa để giúp cải tiến năng suất cho nhà máy của bạn.

>> Xem thêm: Checklist đánh giá nhà máy 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!